Đề xuất bỏ hình phạt tử hình, thay bằng phạt tù chung thân với 8 tội danh

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, việc tăng cường áp dụng biện pháp chuyển đổi từ "hình phạt tử hình" sang "hình phạt tù chung thân" là thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của Đảng ta.

Sáng 13/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2025, cho ý kiến vào 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết.

Đề xuất bỏ hình phạt tử hình, thay bằng phạt tù chung thân với 8 tội danh ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì và phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang nêu rõ, dự thảo Bộ Luật Hình sự sửa đổi các điều liên quan đến hình phạt tử hình. Theo đó, dự kiến bỏ "hình phạt tử hình" và thay thế bằng "hình phạt tù chung thân" không xét giảm án, vẫn đảm bảo cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội tại 8/18 tội danh của Bộ Luật hình sự hiện hành.

Cụ thể bao gồm: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội phá hoại cơ sở vật chất sản xuất, kỹ thuật của Nhà nước; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; tội vận chuyển trái phép chất ma túy; tội phá hoại hòa bình gây chiến tranh xâm lược; tội gián điệp; tội tham ô tài sản; tội nhận hối lộ.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, lịch sử sửa đổi Bộ Luật hình sự đã giảm hình phạt tử hình đối với 44 tội xuống 30 tội, rồi xuống 28 tội và lần sửa đổi gần nhất là 18 tội. Lần sửa đổi này tiếp tục sửa bỏ "hình phạt tử hình" thay bằng "hình phạt tù chung thân" không xét giảm án là đủ nghiêm khắc.

Riêng đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ, ông Bình cho rằng, hai loại tội này thì mục đích là tiền, cho nên làm sao để thu được cho hết tiền đã tham ô, nhận hối lộ, chứ không phải là hình phạt tử hình.

Đề xuất bỏ hình phạt tử hình, thay bằng phạt tù chung thân với 8 tội danh ảnh 2

Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật cho ý kiến vào 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết. Ảnh: Nhật Bắc

Thể hiện tính nhân văn, nhân đạo

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, lần sửa đổi Bộ Luật Hình sự này phải bám sát các Kết luận, Nghị quyết của Bộ Chính trị để rà soát, cụ thể hóa vấn đề. Những vấn đề gì "đã chín, đã rõ", đưa được vào Bộ Luật dân sự thì làm luôn, đừng quá phức tạp hóa vấn đề sẽ khó làm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, việc tăng cường áp dụng biện pháp chuyển đổi từ "hình phạt tử hình" sang "hình phạt tù chung thân" là thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của Đảng ta; thể hiện sự trưởng thành, lớn mạnh của Nhà nước ta; thể hiện sự tự tin của các cơ quan pháp luật.

Phát biểu khai mạc trước đó, Thủ tướng nhấn mạnh, thể chế hiện là điểm nghẽn lớn nhất, điểm nghẽn của điểm nghẽn, nhưng cũng là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất.

Thủ tướng chỉ rõ, trong xây dựng các dự án luật, pháp lệnh phải chú ý làm rõ: Những nội dung kế thừa, lược bỏ, vì sao? Những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, vì sao? Những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, vì sao? Những nội dung phân cấp, phân quyền, cụ thể là gì, cho ai, vì sao?...

Thủ tướng cho biết, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc trong tháng 5 sẽ xem xét, thông qua số lượng dự án luật, nghị quyết rất lớn, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua 35 luật, nghị quyết quy phạm.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Hoàng Long

Thể hiện tính nhân văn với tội phạm, còn tội phạm có thể hiểu tính nhân văn với người dân hay không? Càng làm như vậy thì pháp luật càng lỏng lẻo tội phạm gia tăng càng nhiều. Phải nên tăng nặng hơn với nhiều loại hình khác mới đúng, chứ không phải là đề xuất bỏ bớt án tử hình.

Thích (1)Trả lời

Tiến

Tham nhũng là giặc nội xâm. Quá nguy hiểm vậy mà bỏ tử hình

Thích Trả lời

Thanh nguyen

Tăng hình phạt cho tội ma tuý và cờ bạc dùm cám ơn

Thích (1)Trả lời

Lê Hùng

Có cái tội bắt cóc cũng nhẹ quá

Thích Trả lời

Lê Minh Phụng

Nên tử hình. Buôn bán ma túy. Buôn người. Giết người có mục đích. Lừa đảo số tiền lớn.

Thích Trả lời

Hoàng Văn Biên

Không nên bỏ tử hình được. Nhiều người giết người không thương tiếc và tôi tham nhũng hàng nghìn tỷ. 2 tôi danh này nên tử hình không thể tha cho mạng sống được mà ở tù chung thân.

Thích (1)Trả lời

Đậu Đức Luân

Tội tham ô, tham nhũng phải tử hình mới đủ sức răn đe vì tội này nó là giặc nội xâm, là kẻ thù nội xâm của nhân dân nên không thể nhân văn với tội này được.

Thích (15)Trả lời

Nhung

Tội tham nhũng, bán nước, ma túy, hiếp dâm, giết người có mục đích cần tử hình

Thích (13)Trả lời

Le Vu Dang Khoa

Tiền của dân không phải để nuôi mấy thằng tội phạm!

Thích (20)Trả lời

Trinh Hà

Rất đồng tình, tuy nhiên cần có giới hạn đến mức nào thôi (ví dụ tội tham ô, chỉ tử hình khi tham ô đến (x tỷ đồng)

Thích (6)Trả lời

Nguyên lộc

Nê n lấy ý kiến nhân dân

Thích (6)Trả lời

Vũ đình chiều

Theo tôi tham ô tham nhũng nên tử hình vì loại tội phạm này rất phức tạp khó điều tra và tội này là có ý làm chứ không phải là vô ý.

Thích (11)Trả lời

Lê văn Tuấn

Đối với những người phạm tội tham ô tài sản, phạm tội nhận hối lộ hàng triệu USD thì có tính nhân văn, tính nhân đạo không? Theo tôi nên quy định giới hạn một mức nào đó, nếu vượt qua giới hạn đó thì phạt tù từ chung thân không giảm án đến tử hình.

Thích (7)Trả lời

HuyBui

Ko nên bỏ tử hình vì luật pháp tử hình là tối thượng, không lẽ kẻ giết nguời hàng loạt rồi tha mạng sống à, khi chúng nhẫn tâm cướp đoạt sinh mạng nguời khác

Thích (13)Trả lời

Tho

Như vậy càng gia tăng tội phạm, đặc biệt là tội phạm nguy hiểm và ngày càng trẻ hóa và coi thường pháp luật. Theo tôi phải ngày càng nghiêm minh và xử thật nặng để giảm tội phạm chứ 😩😡

Thích (6)Trả lời

Nguyễn Văn Tặng

Không đồng tình, thiếu tính răng đe, trong khi trong tù vẫn có thể sống một cuộc sống như ngoài đời

Thích (12)Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Bắt nhóm giật tài sản hơn 130 triệu đồng

Bắt nhóm giật tài sản hơn 130 triệu đồng

TPO - Hai vợ chồng chở nhau bằng xe máy trên Tỉnh lộ 961, đoạn qua huyện Tân Hiệp (Kiên Giang), bất ngờ bị 3 thanh niên đi xe máy áp sát giật túi xách rồi bỏ chạy, trong túi có tiền, vàng, điện thoại tổng giá trị hơn 130 triệu đồng.