Đến giờ nếu bạn vẫn chưa xem 3 web-series “đỉnh của chóp” này thì quá là đáng tiếc!

HHT - Nếu đang tìm một vài web-series mà đầu tư hoành tráng, nội dung xịn xò chẳng thua gì phim truyền hình ăn khách thì bạn phải ngó qua ba cái tên này ngay thôi. Đảm bảo “không hay không lấy tiền”!

Bố Già (Trấn Thành Town)

Ra mắt ngày 2/1, tập đầu tiên của web-drama Bố Già cán mốc 1 triệu lượt xem chỉ sau chưa đầy 3 tiếng phát hành. “Thừa thắng xông lên”, tập 2 lọt Top web-drama có lượt xem công chiếu cao nhất thế giới, thu về gần 5 triệu view, đứng Top 1 trending chỉ sau 17 tiếng đăng tải.

Đến giờ nếu bạn vẫn chưa xem 3 web-series “đỉnh của chóp” này thì quá là đáng tiếc! ảnh 1

Lượt “viu” cao, bởi vì sao?

Là một web-drama nhưng Bố Già lại quy tụ các diễn viên ngôi sao có tiếng cùng dàn cameo rất đa dạng. Từ những cái tên thực lực như NSƯT Ngọc Giàu đến những nhân vật được giới trẻ “thả tim” như: Bà Tân Vlog, Trúc Nhân, Tuấn Trần... Vai chính do Trấn Thành đảm nhận càng giúp bộ phim được đảm bảo về diễn xuất sau thành công của dự án trăm tỷ Cua lại vợ bầu. Trấn Thành đã hóa thân trọn vẹn vào một người cha nghèo khó tính, cục mịch nhưng hết lòng yêu thương con cái trong từng hành động nhỏ nhặt nhất.

Đến giờ nếu bạn vẫn chưa xem 3 web-series “đỉnh của chóp” này thì quá là đáng tiếc! ảnh 2

Một điểm cộng nữa cho Bố Già bản web-drama chính là kịch bản phim được xây dựng dựa trên những câu chuyện và tình huống gần gũi, dễ tạo được sự đồng cảm cho người xem. Ai trong chúng ta hẳn cũng sẽ có một ông bố, bà mẹ như gia đình của Bố Già, lúc nào cũng khó tính, hay la rầy thế nhưng luôn là người xuất hiện đầu tiên mỗi khi chúng ta cần họ nhất. Câu chuyện về cuộc sống mưu sinh đầy khó khăn, về những hiểu lầm giữa những người thân trong gia đình, về lựa chọn giữa đam mê và tiền bạc... tất cả đều được đan cài khéo léo giúp bộ phim chạm đến nhiều đối tượng khán giả.

Đến giờ nếu bạn vẫn chưa xem 3 web-series “đỉnh của chóp” này thì quá là đáng tiếc! ảnh 3

Điểm trừ: Cái kết của web-series Bố Già gây nhiều tranh cãi trong thời gian dài. Phần lớn khán giả cho rằng việc kết phim xây dựng theo hướng “tất cả chỉ là một giấc mơ” đã mang lại cảm giác, hụt hẫng và vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải quyết. Việc xuất hiện quá nhiều thương hiệu quảng cáo ảnh hưởng đến mạch cảm xúc của người xem cũng là một điểm trừ không nhỏ.

Một Nén Nhang 1 và 2 (Huỳnh Lập)

Huỳnh Lập trong series Một Nén Nhang khiến khán giả rợn người với hiệu ứng âm thanh, hình ảnh đầy ma mị. Trước tình hình dịch bệnh đóng băng hàng loạt sản phẩm của V-Biz trong năm 2020 thì series này Huỳnh Lập mang đến “thức quà” lạ vị cho những khán giả ngồi nhà cả ngày nhưng lại muốn thử cảm giác mạnh.

Đến giờ nếu bạn vẫn chưa xem 3 web-series “đỉnh của chóp” này thì quá là đáng tiếc! ảnh 4

Lượt “viu” cao, bởi vì sao?

Một Nén Nhang 1 và 2 là dự án series về tâm linh đầu tiên ở Việt Nam, được kể dưới hình thức mang đậm nét văn hóa Á đông thông qua tựa đề gây tò mò. Hầu như các tập của series đều lọt Top trending và thu hút sự chờ đợi của khán giả.

Từ hình thức đến nội dung của series, Huỳnh Lập có sự đầu tư chỉn chu và ngày càng tăng dần mức độ trực quan của câu chuyện. Huỳnh Lập đánh thẳng vào tâm lý hiếu kỳ, sở thích xem những điều đáng sợ của khán giả để cho ra sản phẩm chất lượng. Ra mắt vào khung giờ “linh” mỗi đêm nhưng rating của từng tập luôn ở mức ổn định và thăng hạng đáng kể.

Đến giờ nếu bạn vẫn chưa xem 3 web-series “đỉnh của chóp” này thì quá là đáng tiếc! ảnh 5

Series Một Nén Nhang hai mùa không chỉ có những câu chuyện tâm linh mà lồng ghép vào đó là các bài học ý nghĩa về cuộc sống. Điểm khác biệt giữa series 1 và 2 được xem là nét chấm phá bất ngờ và vô cùng hiệu quả cho dự án. Nếu ở phần 1 chỉ là cách kể chuyện minh họa đơn thuần thì sang phần 2 Huỳnh Lập đã mạnh tay lồng ghép nhân vật diễn xuất hẳn hoi.

Đến giờ nếu bạn vẫn chưa xem 3 web-series “đỉnh của chóp” này thì quá là đáng tiếc! ảnh 6

Điểm trừ: Chính vì nhiều nhân vật tham gia diễn xuất nên lời kể của Huỳnh Lập ở phần 2 đã bị loãng đi khá nhiều. Thêm vào đó, cách diễn xuất của nhân vật có phần cường điệu đã tạo cảm giác “lô lố” khi xem. Những cốt chuyện của Huỳnh Lập còn khá “nhẹ đô” với những người sành thưởng thức chuyện ma.

Chuyện Xóm Tui (Thu Trang - Tiến Luật)

Câu chuyện về tình làng nghĩa xóm lâu nay luôn là đề tài quen thuộc với khán giả Việt, tuy nhiên dự án Chuyện Xóm Tui của Thu Trang - Tiến Luật lại khiến người xem bị hút vào từng câu chuyện được lý giải theo góc nhìn hiện đại, lan tỏa thông điệp - “mất tiền mất bạc chứ đừng mất tình người”.

Đến giờ nếu bạn vẫn chưa xem 3 web-series “đỉnh của chóp” này thì quá là đáng tiếc! ảnh 7

Lượt “viu” cao, bởi vì sao?

Chuyện Xóm Tui đã sử dụng công thức đòn bẩy khá hiệu quả khi chọn hình ảnh ban đầu xoay quanh một xóm lao động nghèo với nhiều thói hư tật xấu. Nhưng về sau chính tình tiết câu chuyện lại để nhân vật tự phơi bày loạt hành động tích cực. Sự kịch tính trong câu chuyện đã đẩy bản ngã tốt đẹp và đầy trắc ẩn của nhân vật lộ diện, từ đó lồng ghép tinh thần nhân văn sâu sắc về tình người.

Đến giờ nếu bạn vẫn chưa xem 3 web-series “đỉnh của chóp” này thì quá là đáng tiếc! ảnh 8

Chỉ với 3 tập phát sóng nhưng web-drama này đã truyền tải được thông điệp “bà con xa không bằng láng giềng gần” một cách tinh tế đầy dí dỏm. Câu chuyện cũng tạo cho người xem niềm tin vào cuộc sống và khẳng định quan điểm chẳng ai mãi là kẻ xấu.

Điểm trừ: Thời lượng 3 tập dành cho một dự án web-series là quá ngắn, khiến người xem cảm thấy hụt hẫng. Bên cạnh đó, chính vì thời gian ngắn nên nội tâm và hoàn cảnh của từng nhân vật chưa được khai thác một cách cụ thể, đồng đều và sâu sắc.

Đến giờ nếu bạn vẫn chưa xem 3 web-series “đỉnh của chóp” này thì quá là đáng tiếc! ảnh 12
Theo Ảnh: Tổng hợp
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm