Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, năm 2019, nhà trường dành 10% xét tuyển thí sinh bằng điểm SAT (Scholastic Assessment Test, Mỹ).
“Tất cả sinh viên muốn vào ĐH Mỹ bắt buộc phải dự kỳ thi này để đánh giá năng lực tổng hợp. Nếu không trúng tuyển ĐH Mỹ, những em đạt 800 điểm SAT trở lên, có thể xin tuyển thẳng vào trường”, PGS Đỗ Văn Dũng nói.
Ngoài ra, trường cũng xét tuyển thẳng thí sinh có điểm thi IELTS đạt 5.0 để vào các chương trình chất lượng cao dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh.
PGS Đỗ Văn Dũng cũng cho hay những sinh viên giỏi, hoàn cảnh khó khăn, có thể vào ĐH Khoa học Kỹ thuật TP.HCM, sau đó xin học bổng.
Trước đó, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng thông báo từ năm 2018, trường mở thêm 2 phương thức xét tuyển là sử dụng chứng chỉ quốc tế quốc tế Cambridge International Examinations A-Level và kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT.
Quyết định mở rộng cách thức xét tuyển, ĐH Quốc gia Hà Nội kỳ vọng hướng tới những đối tượng đang theo học các trường phổ thông quốc tế, chương trình tú tài quốc tế.
Dự kiến, trường xét hồ sơ với những thí sinh đạt mức điểm 65% trở lên so với điểm tối đa - mức điểm mà hội đồng tuyển sinh cho là khá tốt.
Cũng trong năm 2018, ĐH Ngoại thương kết hợp giữa xét tuyển điểm trung bình học tập các năm học phổ thông và điểm thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS đạt 6,5 trở lên, hoặc TOEFL ITP đạt 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT 90 trở lên.