ĐH Yale (Mỹ) bị điều tra về cáo buộc phân biệt đối xử với sinh viên gốc Á

ĐH Yale (Mỹ) bị điều tra về cáo buộc phân biệt đối xử với sinh viên gốc Á
HHT - ĐH Yale (Mỹ) đang bị Bộ Tư pháp điều tra sau cáo buộc phân biệt đối xử với nhóm sinh viên gốc Á.

Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục Mỹ đang điều tra ĐH Yale có phân biệt đối xử bất hợp pháp với các sinh viên gốc Á hay không.

Ngày 20/9, một lá đơn tố cáo chính sách tuyển sinh của ĐH Yale là bất công với nhóm ứng viên gốc Á đã được gửi đến Văn phòng Dân quyền của Bộ Giáo dục.

Lãnh đạo ĐH Yale hoàn toàn bác bỏ cáo buộc này. Trong thông báo mới đây gửi đến toàn bộ giảng viên, sinh viên của trường, hiệu trưởng Peter Salovery viết: "Yale không phân biệt đối xử với sinh viên gốc Á hoặc bất kỳ nhóm chủng tộc hay dân tộc nào trong quá trình nhập học. Chúng tôi luôn bảo vệ mạnh mẽ sự đa dạng - giá trị cốt lõi của nhà trường".

ĐH Yale (Mỹ) bị điều tra về cáo buộc phân biệt đối xử với sinh viên gốc Á ảnh 1
Cuộc điều tra có thể đem đến những thay đổi sâu rộng trong chính sách tuyển sinh của ĐH Yale.

Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục từ chối bình luận về cuộc điều tra. Bà Kelly Laco - phát ngôn viên Bộ Tư pháp - chỉ tiết lộ quá trình điều tra đang "nghiêm túc xem xét bất cứ hành vi vi phạm hiến pháp đến quyền cá nhân".

Theo số liệu thống kê của ĐH Yale, trong 15 năm trở lại đây, số lượng sinh viên năm nhất gốc Á tăng từ dưới 14% đến 21,7%. Người gốc Á là nhóm tân sinh viên đông thứ 2 trong trường (gần 1.600 em), chỉ sau nhóm sinh viên da trắng (chiếm 53%). Tuy nhiên, chỉ 6,3% trong tổng số 35.308 đơn xin nhập học của thí sinh gốc Á được chấp thuận.

Trước ĐH Yale, các trường đại học khác của Mỹ như Brown, Dartmouth và Harvard cũng từng bị kiện về việc phân biệt đối xử với sinh viên gốc Á. Trong đó, các cáo buộc chống lại ĐH Dartmouth và ĐH Brown đã bị Bộ Tư pháp bác bỏ vì không đủ bằng chứng.

Còn ĐH Harvard bị điều tra từ hồi tháng 8. Phiên tòa về vụ việc dự kiến sẽ diễn ra tại Boston vào ngày 15/10 tới.

Đại học Yale và Harvard đều lên tiếng phủ nhận các cáo buộc trên, khẳng định quá trình đánh giá thí sinh luôn dựa trên nhiều yếu tố khác ngoài điểm thi.

"Chúng tôi xem xét rất nhiều yếu tố bao gồm: Kết quả học tập, sở thích, khả năng lãnh đạo, nền tảng... Chúng tôi cũng thu thập số liệu tại trường học và cộng đồng của thí sinh, đánh giá những đóng góp các em có thể cống hiến cho cộng đồng Yale và thế giới", ông Salovey cho biết.

Theo The New York Times
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Con đường khởi nghiệp giáo dục được thừa kế từ truyền thống gia đình của CEO Nguyễn Bá Hùng

Con đường khởi nghiệp giáo dục được thừa kế từ truyền thống gia đình của CEO Nguyễn Bá Hùng

CEO Nguyễn Bá Hùng, người sáng lập hệ thống giáo dục sớm IQ School, đã tạo nên một mô hình giáo dục mầm non phát triển toàn diện, kết hợp giữa giáo dục quốc tế và truyền thống gia đình. Bài viết sẽ khám phá hành trình khởi nghiệp của ông, từ ảnh hưởng gia đình đến việc xây dựng một hệ thống giáo dục hiện đại, giúp trẻ em phát triển không chỉ về tri thức mà còn về thể chất và tinh thần.
Công ty Evergreen có tàu từng mắc kẹt lại thưởng Tết khủng, khó ai vượt được

Công ty Evergreen có tàu từng mắc kẹt lại thưởng Tết khủng, khó ai vượt được

HHT - Kể từ năm “loay hoay” với con tàu Ever Given mắc kẹt ở kênh đào Suez khiến cả thế giới dõi theo, công ty vận chuyển Evergreen đã đều đặn thưởng Tết rất lớn cho nhân viên. Năm nay cũng không ngoại lệ. Khoản tiền thưởng Tết trung bình mà các nhân viên của Evergreen nhận được năm nay lại khiến bất kỳ ai cũng ngạc nhiên.