Dịch bệnh nCoV có thể sẽ làm thay đổi thói quen ôm hôn chào hỏi

Dịch bệnh nCoV có thể sẽ làm thay đổi thói quen ôm hôn chào hỏi
HHT - Chuyên gia cho rằng, người Mỹ nên suy nghĩ kỹ về những cái ôm, đập tay chào; và người Pháp, Italy nên hạn chế nụ hôn truyền thống trên má.

Năm 1439, Vua Henry VI nước Anh ban lệnh cấm hôn nhau để phòng chống bệnh dịch đang lây lan ở quốc gia này. Khi thế giới đối mặt với Covid-19, một số cơ quan y tế một lần nữa kêu gọi mọi người hạn chế các hành động thân mật thể xác.

Các nhà dịch tễ học cho biết việc hạn chế tiếp xúc giúp làm chậm sự tiến triển của căn bệnh viêm phổi cấp do nCoV xuất hiện ở hàng chục quốc gia chỉ trong hai tháng và cướp đi hơn 2.700 sinh mạng. "Người Mỹ nên cân nhắc trước khi ôm hoặc đập tay chào hỏi ai đó, còn người Pháp và người Italy nên hạn chế những nụ hôn truyền thống trên má", chuyên gia khuyến cáo.  

Dịch bệnh nCoV có thể sẽ làm thay đổi thói quen ôm hôn chào hỏi ảnh 1
Một cặp đôi đeo khẩu trang ôm nhau trên bờ sông tại Tsim Sha Tsui, Hong Kong. Ảnh: AFP.

Michael Osterholm - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota - nói rằng, việc hạn chế tiếp xúc cơ thể là một trong số những việc bạn có thể làm để chủ động giảm thiểu rủi ro. "Nếu quốc gia bạn đang sống có dịch nCoV thì đây là một hành động khôn ngoan, đáng được khuyến khích", ông nói. 

Ở Italy - nơi dịch bệnh đang gia tăng với 21 ca tử vong, người dân bắt đầu hưởng ứng lời kêu gọi này. Giorgia Nigri (36 tuổi), một nhà kinh tế ở Rome, chia sẻ: "Mọi người bắt đầu đề nghị không hôn lên má như một lời chào hay tạm biệt nữa. Lúc đầu, tôi thấy lạ lẫm và có chút buồn bã, nhưng trong bối cảnh hiện tại, đặc biệt là với người lạ, điều đó là cần thiết". 

Một số nhà thờ ở Italy đã ngừng việc ban bánh thánh vào miệng các con chiên, thay vào đó họ đặt chúng vào tay mọi người. Một số nơi hủy bỏ nghi thức này. Các cơ quan y tế cộng đồng ở Singapore, Ấn Độ, Nga và Iran đã công khai khuyến nghị người dân hạn chế những cái ôm, nụ hôn và bắt tay.

"Mọi người không cần thay đổi thói quen của mình suốt phần đời còn lại, chỉ cần thực hiện cho đến khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh được dập tắt thôi", Cameron Oxford, giảng viên tại Đại học Queen Mary ở London, cho biết. 

Ở các quốc gia như Nhật Bản, nghi thức chào truyền thống chỉ là cúi đầu sẽ góp phần hạn chế sự lây lan virus. Việc tiếp xúc thân thể giữa các đồng nghiệp hoặc đối tác kinh doanh được hạn chế. 

Tại Trung Quốc, chủ tịch Tập Cận Bình nói vui trong một chuyến thăm công khai rằng tốt hơn là đừng bắt tay.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa đề nghị người dân ngừng ôm hôn, nhưng khuyên mọi người nên tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng và giữ khoảng cách ít nhất 1 mét. 

Chuyên gia dịch tễ học Arnaud Fontanet - người đứng đầu bộ phận Sức khỏe Toàn cầu của Viện nghiên cứu Pasteur tại Paris - khuyến cáo nên lấy tay che miệng khi ho, dùng khăn giấy một lần và rửa tay thường xuyên.

Một số nhà khoa học lo ngại virus cũng có thể được thải qua phân hoặc nằm trong các hạt nhỏ đến mức chúng có thể xuyên qua khẩu trang thông thường. Không giống như "anh em họ" cùng chủng corona, Sars và Mers, chúng không gây ra các triệu chứng rõ rệt ở người mà có thời gian ủ bệnh dài.

"Cuộc chiến này liên quan đến mọi người, không chỉ riêng người ở vùng dịch, nhân viên y tế hay các nhà khoa học. Chỉ cần một người nhiễm bệnh cũng đủ gây hỗn loạn cộng đồng", Cameron Oxford nói.

Theo SCMP
MỚI - NÓNG
TP.HCM: Đông đảo bạn trẻ hào hứng tham gia hiến máu tại Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI
TP.HCM: Đông đảo bạn trẻ hào hứng tham gia hiến máu tại Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI
HHT - Sáng 20/9, chương trình hiến máu cứu người Chủ Nhật Đỏ lần thứ XVI năm 2024 đã diễn ra tại TP.HCM. Với thông điệp "Hiến máu cứu người - Sinh mệnh của bạn và tôi", Ngày hội hiến máu giúp các bạn trẻ thể hiện tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ những "giọt máu hồng" vì sức khỏe cộng động. 

Có thể bạn quan tâm

Video sông cuồn cuộn sóng ở Thượng Hải cho thấy sức mạnh của bão Bebinca

Video sông cuồn cuộn sóng ở Thượng Hải cho thấy sức mạnh của bão Bebinca

HHT - Khi cơn bão Bebinca vừa đi qua Thượng Hải (Trung Quốc), những video được ghi lại trong cơn bão này đang được đăng và chia sẻ nhanh chóng trên mạng. Những hình ảnh đó cho thấy con sông cuộn sóng dữ dội, người đi đường bám vào cây để khỏi bị gió cuốn bay…, như một lời nhắc nhở rõ ràng về sức mạnh của thiên nhiên.