Điểm dị thường ở biến thể virus nữ công nhân Hải Dương mắc khiến nó có thể “thống trị”

HHT - Cả thế giới đang lo ngại và cảnh giác với biến thể SARS-CoV-2 của Anh - loại biến thể nữ công nhân Hải Dương nhập cảnh vào Nhật mắc phải có liên quan tới ổ dịch lớn nhất cả nước hiện nay. Các nhà khoa học nhận định rằng, biến thể này khả năng lớn sẽ trở thành biến thể “thống trị” ở các ca nhiễm COVID-19 tại nhiều vùng trên thế giới.

Siêu virus có số lượng đột biến kỷ lục

Biến thể SARS-CoV-2 của Anh, tên là B.1.1.7, đã và đang là tâm điểm của nhiều nghiên cứu, phân tích và tranh luận. Nhiều người gọi nó là supervirus (siêu virus) do cực dễ lây lan, lại có khả năng làm tăng tỷ lệ tử vong. Nhưng tất nhiên, nó không phải là một “siêu virus” mới mẻ. Nó chỉ là một biến thể xuất hiện khi SARS-CoV-2 nhân bản. Chỉ có điều, nó lại có đặc điểm khá dị thường.

Khi các nhà nghiên cứu xem xét kỹ bộ gene của B.1.1.7, họ bất ngờ trước số lượng đột biến rất lớn mà nó có được: Hẳn 23 đột biến.

Điểm dị thường ở biến thể virus nữ công nhân Hải Dương mắc khiến nó có thể “thống trị” ảnh 1

Các nhà nghiên cứu đang tích cực tìm hiểu thêm về biến thể SARS-CoV-2 của Anh. Ảnh: WDBJ.

Hầu hết các đột biến xuất hiện ở virus corona được cho là sẽ gây hại cho chính con virus, hoặc không có tác động gì. Nhưng nhiều đột biến ở B.1.1.7 lại có vẻ tác động đến cách mà nó lây lan, khiến nó lây dễ dàng hơn.

Có thể lây lan gián tiếp qua động vật

Vậy vì đâu mà biến thể dị thường này lại xuất hiện? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học cũng chưa đi được đến kết luận thống nhất. Có một khả năng là B.1.1.7 đã có được nhiều đột biến như thế khi ở bên trong một nhóm vật chủ đặc biệt.

Điểm dị thường ở biến thể virus nữ công nhân Hải Dương mắc khiến nó có thể “thống trị” ảnh 2

Biến thể B.1.1.7 lây lan nhanh và nguy hiểm, nên nhiều nước phải áp dụng lệnh hạn chế đi lại đối với nước Anh. Ảnh: AFP-JIJI.

Nói đơn giản là thế này, trong trường hợp nhiễm bệnh bình thường, con người bị nhiễm SARS-CoV-2 và ủ bệnh vài ngày trước khi có triệu chứng (trong thời gian này, họ vẫn có thể lây cho người khác). Sau đó, lượng virus trong cơ thể người bệnh sẽ giảm vì hệ miễn dịch đã kích hoạt chế độ phòng thủ. Nếu không phải là một trường hợp nhiễm COVID-19 nghiêm trọng, thì người bệnh sẽ loại bỏ hoàn toàn được virus trong vòng nhiều nhất là vài tuần.

Nhưng đôi khi, virus xâm nhập vào những người có hệ miễn dịch yếu. Trong cơ thể họ, virus có thể thoải mái phát triển suốt hàng tháng liền. Các nghiên cứu về những người với hệ miễn dịch yếu này đã cho thấy, virus có thể có được một số lượng lớn đột biến trong quá trình nó nhân bản trong cơ thể người bệnh suốt một thời gian dài.

Điểm dị thường ở biến thể virus nữ công nhân Hải Dương mắc khiến nó có thể “thống trị” ảnh 3

Nhân viên y tế và hệ thống bệnh viện ở nhiều nước đang chịu sức ép nặng nề. Ảnh: Bloomberg/ Getty Images.

Không những vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, sự tiến hóa của B.1.1.7 cũng có thể một phần là do các loại thuốc mà những bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu được dùng. Do những bệnh nhân đó có thể dùng nhiều loại thuốc hơn, nên một số đột biến ở B.1.1.7 dần dần có thể chịu được cả một số loại thuốc như kháng thể đơn dòng. Đây có thể là lý do khiến nó nguy hiểm hơn.

Ngoài ra, một số đột biến mà B.1.1.7 có được cũng có thể do nó lây qua động vật, như chồn, trước khi thâm nhập vào cơ thể người.

Vì những yếu tố dễ lây lan và có thể gây bệnh nghiêm trọng như vậy nên biến thể SARS-CoV-2 của Anh đã là biến thể chính gây bệnh ở nhiều thành phố trên thế giới, đồng thời có nguy cơ trở thành loại “thống trị” ở các ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ (theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh - CDC) và nhiều nước khác.

Điểm dị thường ở biến thể virus nữ công nhân Hải Dương mắc khiến nó có thể “thống trị” ảnh 4  
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?