Điểm sàn xét tuyển ĐH Ngoại thương và Học viện Ngân hàng, trường nào lấy điểm cao hơn?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Mới đây, ĐH Ngoại thương vừa công bố mức điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển hệ ĐH chính quy cho phương thức 3 và phương thức 4 năm 2021. Học viện Ngân hàng cũng đã xác định chung một ngưỡng đảm bảo chất lượng cho các phương thức xét tuyển.

Đại học Ngoại thương

Mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (phương thức 4) là 20 và 23,8 ở tuỳ từng cơ sở. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.

Điểm sàn xét tuyển ĐH Ngoại thương và Học viện Ngân hàng, trường nào lấy điểm cao hơn? ảnh 1

Ở phương thức này, đối với ngành Ngôn ngữ (các chuyên ngành Tiếng Anh thương mại, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Nhật thương mại, Tiếng Trung thương mại) mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là tổng điểm của tổ hợp ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và điểm ưu tiên nếu có, trong đó môn ngoại ngữ nhân hệ số 1. Điểm xét tuyển tính theo thang điểm đã được công bố tại Đề án và Thông báo tuyển sinh năm 2021 của nhà trường.

Điểm sàn xét tuyển ĐH Ngoại thương và Học viện Ngân hàng, trường nào lấy điểm cao hơn? ảnh 2

Trường Đại học Ngoại thương cơ sở Hà Nội.

Với mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (phương thức 3), thí sinh cần đáp ứng 2 điều kiện.

Thứ nhất, nhà trường yêu cầu về điều kiện điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Nhà trường yêu cầu tổng điểm 2 bài/ môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ (bao gồm một trong các môn Vật lí, Hóa học và Ngữ Văn) với chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại đạt từ 18,00 điểm trở lên; chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh, chương trình tiên tiến Tài chính - Ngân hàng đạt từ 17,50 điểm trở lên; chương trình chất lượng cao (CLC) và chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế đạt từ 17,00 điểm trở lên.

Với chương trình Chất lượng cao Ngôn ngữ thương mại, tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021 Toán và Văn (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) đạt từ 16,50 điểm trở lên.

Thứ hai, thí sinh phải đáp ứng về điều kiện chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế. Đối với chương trình tiên tiến, định hướng nghề nghiệp quốc tế và CLC (không bao gồm các chương trình CLC Tiếng Nhật thương mại, CLC Tiếng Trung thương mại, CLC Tiếng Pháp thương mại), thí sinh cần có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (Academic) từ 6,5 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên, hoặc có chứng chỉ Cambridge của Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge English Qualifications) có điểm đạt từ 176 điểm trở lên, hoặc đạt từ giải ba học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh trở lên.

Đối với chương trình CLC Tiếng Nhật thương mại, có chứng chỉ tiếng Nhật trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ N3 với mức điểm từ 130/180 điểm trở lên của kỳ thi Năng lực tiếng Nhật JLPT do Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation - JF) và Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản (Japan Educational Exchanges and Services - JEES) phối hợp tổ chức hoặc đạt từ giải ba học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Nhật trở lên.

Đối với chương trình CLC Tiếng Trung thương mại. có chứng chỉ tiếng Trung trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ HSK4 với mức điểm 280/300 điểm trở lên do Hanban cấp hoặc đạt từ giải ba HSG quốc gia môn Tiếng Trung trở lên.

Đối với chương trình CLC Tiếng Pháp thương mại, cần có bằng tiếng Pháp trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) từ DELF - B2 trở lên do Đại sứ quán Pháp cấp hoặc đạt từ giải ba học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Pháp trở lên.

Thời gian đăng ký xét tuyển trực tuyến tại website của trường từ 2/8 đến 17h ngày 4/8. Thời gian công bố kết quả dự kiến ngày 5/8. Thời gian nhập học dự kiến ngày 10/8 - 13/8.

Học viện Ngân hàng

Theo đó, năm nay, Học viện Ngân hàng xác định chung một ngưỡng đảm bảo chất lượng cho các phương thức xét tuyển là 21 điểm (bao gồm tổng điểm thi THPT 2021 của 3 môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành đăng ký và điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng).

Trong trường hợp thí sinh xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ và không thi môn tiếng Anh, ngưỡng đảm bảo chất lượng áp dụng đối với tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển được tính bằng 2/3 ngưỡng điểm trên.

Điểm sàn xét tuyển ĐH Ngoại thương và Học viện Ngân hàng, trường nào lấy điểm cao hơn? ảnh 3

Học viện Ngân hàng.

Ngoài ra, Học viện Ngân hàng cũng công bố mức điểm trúng tuyển với phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Cụ thể, thí sinh được xét là trúng tuyển đối với ngành đăng ký theo phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế nếu thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện sau:

- Có điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện.

- Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ dưới đây (chứng chỉ có thời hạn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ):

+ IELTS (academic) đạt từ 6.0 trở lên;

+ TOEFL iBT đạt từ 72 điểm trở lên;

+ Chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 trở lên (riêng đối với 02 mã ngành 7340301_J và 7340405_J).

Điểm sàn xét tuyển ĐH Ngoại thương và Học viện Ngân hàng, trường nào lấy điểm cao hơn? ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

5 cụm từ nên tránh trong bài thi Viết IELTS vì bị người chấm thi coi là thừa thãi

HHT - Trong bài thi Viết IELTS, có những bạn khi luyện thi sẽ được cho một “set” những câu/cụm từ thông dụng để viết khỏi sợ sai. Tuy nhiên, những giảng viên có kinh nghiệm khuyên bạn không nên dùng 5 câu/cụm từ này trong Writing Task 2 do chúng hoặc là đang bị dùng quá nhiều, hoặc là bị người chấm thi coi là “thừa thãi”. Bởi vì người chấm thi cũng biết những câu nào là thí sinh học thuộc để viết vào, có thể không hề tương đồng với năng lực mà thí sinh thể hiện trong toàn bộ bài thi.