Trở lại với màn ảnh nhỏ sau một khoảng thời gian dài vắng bóng, biên kịch Vu Chính khiến khán giả phát sốt với siêu phẩm cổ trang mang tên Diên Hy Công Lược.
Từ trước đến nay, nhắc đến phim của Vu Chính, ắt hẳn rất nhiều khán giả sẽ tỏ ra "ngán ngẩm" bởi cách làm phim mang màu sắc lòe loẹt, nhiều chiêu trò của ông. Ấy vậy mà khi Diên Hy Công Lược được ra mắt, bộ phim đã tạo nên một cơn sốt không nhỏ và lan rộng các nước trong khu vực.
Không chỉ nhờ nội dung hấp dẫn hay diễn xuất chân thực của dàn diễn viên đình đám, phần đông khán giả còn bị ấn tượng bởi những bộ phục trang, bối cảnh được đầu tư kĩ lưỡng, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Đặc biệt từng đường kim, mũi chỉ trên mỗi bộ ngoại trang đều được thêu bằng tay để mang đến cho khán giả những hình ảnh sát với lịch sử nhất.
Được biết, để có được những bộ phục trang ấn tượng này, Vu Chính phải lặn lội nhiều ngày cùng nhà thiết kế tạo hình Tống Hiểu Đào để tìm hiểu chi tiết về triều đại vua Càn Long và mời về những thợ thêu giỏi nhất Bắc Kinh.
Nam biên kịch còn cho biết, ông đã cùng tổ chế tác trang phục đi thị sát những nguyên liệu truyền thống nổi tiếng ở khắp Tô Châu, Dương Châu ... để chuẩn bị cho bộ phim. Trong một bài phỏng vấn mới đây về Diên Hy Công Lược, Vu Chính còn vô cùng tự tin khẳng định: "Phục trang của tôi đẹp nhất Trung Quốc".
Kì công thì kì công thật, nhưng liệu có tới mức hoàn hảo hay không? Mới đây khán giả lại được dịp cười nghiêng ngả bởi chính nhưng hình thêu tay "kì công" này. Và "nạn nhân" không ai khác chính là Hoàng đế Càn Long và Phú Sát Hoàng hậu.
Gương mặt chú rồng hài hước trên bộ long bào của Càn Long.
Có một chút hoang mang về sản phẩm của các "bậc thầy" thêu thùa.
Quả là phu thê có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu, Phú Sát Hoàng hậu có lẽ vì không nỡ để Càn Long chịu thiệt thòi một mình nên đã "bấm bụng" mặc bộ y phục Lạc Thần với hình thêu chú phụng đầy "tinh tế".
Hình thêu phụng như cùng một khuôn đúc với chú rồng trên long bào Hoàng Thượng.
Đừng vội cười, đây có thể là bộ trang phục lấy cảm hứng từ thương hiệu Valentino lừng danh quốc tế!
Nhưng biết đâu được đây lại là dụng ý của Vu Chính. Bởi còn nhớ trước đây, Nhàn Phi cũng đã từng nói tay nghề của Phường Thêu không được tỉ mẩn, nên đã tự tay may y phục cho Hoàng Thượng. Tuy nhiên giờ đây Nhàn Phi cũng đã chẳng còn rảnh tay thêu thùa vì bận tham gia vào cuộc chiến cung đấu mất rồi!
Thậm chí trong cuộc chiến "Ai mặc đẹp nhất Tử Cấm Thành", Cao Quý Phi với bản tính sân si của mình cũng quyết không chịu thua. Ở những tập đầu tiên, tấm áo được kết bằng ngọc trai chính là món đồ ưa thích của nàng khi được mặc hết lần này đến lần khác. Thế nhưng ngay lập tức, khán giả lại nhận ra tấm áo choàng này lại khá tương đồng với tấm áo choàng mà Trư Bát Giới năm xưa đã từng mặc.
Kẻ tám lạng người nửa cân, liệu Trư Bát Giới hay Cao Quý Phi diện bộ phục trang này đẹp hơn?
Lại nói về lỗi trang phục nhưng lần này có vẻ nghiêm trọng hơn. Dù cho Vu Chính cùng ê-kíp đã nghiên cứu rất kĩ về y phục triều đại Càn Long, thế nhưng Diên Hy Công Lược vẫn không thể tránh khỏi những sai sót trong khâu tạo hình.
Điển hình như nhân vật Trương Ma Ma, kiểu búi tóc đuôi tôm của bà thật ra là vào thời kỳ cuối triều Thanh mới xuất hiện.
Kiểu búi tóc của Cao quý phi lại nằm ở giai đoạn giai đoạn triều Thanh gần kết thúc.
Hay cả việc Hoàng thượng "siêu chất" với đôi giày sneaker được xuyên không...
Cùng cái ghế!
Dù cho vẫn còn tồn tại một số hạt sạn không đáng có, tuy nhiên so với những bộ phim trước đây thì Diên Hy Công Lược đã là một bước thay đổi lớn của Vu Chính và tất nhiên không thể phủ nhận sự kì công của toàn bộ ê-kíp làm phim trong khâu tạo hình.
Những hình ảnh sinh động về triều Thanh được tái hiện rõ nét trong Diên Hy Công Lược.