Điều bí ẩn ít người biết về trợ lí ảo Siri trên mỗi chiếc iPhone của Apple

Điều bí ẩn ít người biết về trợ lí ảo Siri trên mỗi chiếc iPhone của Apple
HHT - Đến nay, Siri có nhiều phiên bản giọng nói khác nhau nhưng phiên bản nguyên gốc thuộc về Susan Bennett.

Năm suốt hơn 8 năm qua, “cô ấy” đã ở trong túi quần, túi xách của hàng triệu người, cung cấp thông tin từ A đến Z và đôi khi là trả lời cả những câu hỏi ngu ngốc không đâu vào đâu. “Cô ấy” là Siri, trợ lý ảo của Apple lần đầu tiên được giới thiệu vào ngày 4 tháng 10 năm 2011 cùng chiếc iPhone 4s.

Đằng sau công nghệ mang tính đột phá này là một người phục nữ đích thực. Mặc dù Apple chưa bao giờ xác nhận danh tính của người này, tất cả mọi “dấu hiệu” đều cho thấy nó là giọng nói của một diễn viên thu âm đã có trên dưới một thập niên kinh nghiệm trong nghề. Có điều, ở thời điểm thu âm cho Apple, bà chưa bao giờ biết rằng giọng nói của mình sẽ tiếp xúc với hàng triệu người thông qua một chiếc điện thoại thậm chí còn chưa được định hình.

Tên bà là Susan Bennett, hiện đang sinh sống tại Atlanta, Mỹ.

Điều bí ẩn ít người biết về trợ lí ảo Siri trên mỗi chiếc iPhone của Apple ảnh 1
Chân dung phiên bản người thật của Siri. (Ảnh: YouTube)

Apple không xác nhận Susan Bennett là Siri nhưng bà khẳng định điều này. Người trong ngành quen thuộc với giọng nói của Susan cũng cho rằng bà chính là Siri trong khi đó một chuyên gia về âm thanh với 30 năm kinh nghiệm đã nghiên cứu giọng của Susan Bennett và Siri khẳng định “chắc chắn 100%” chúng là một.

Thực tế, khi Siri ra mắt, giọng nói của Susan Bennett là giọng “độc quyền” trên tính năng này. Tuy nhiên, kể từ iOS 7, Siri có thêm một số giọng đọc biến thể dành cho một số thị trường lớn khác như Anh hay Úc. Năm 2013, The Verge có đăng một bài viết với tiêu đề “How Siri found its voice” (Cách Siri tìm được giọng nói của mình” khiến nhiều người nghĩ đó là giọng của tài năng thu âm có tên Allison Dufty. Tuy nhiên sau đó Allison đã phủ nhận điều này.

Susan Bennett cho biết mãi cho đến thời điểm đó bà mới nảy ra ý định xác nhận sự liên quan của mình với Siri, sau khi đã được nhiều người khuyến khích làm điều này, bao gồm cả chồng và con bà. Hơn hết, giọng đọc Siri tại Anh và Úc cũng đã xác nhận danh tính, tại sao bà lại không làm vậy?

“Tôi thực sự phải cân đo đong đếm tầm quan trọng của nó với tôi, một cách cá nhân. Tôi không chắc mình muốn sự nổi tiếng đó và tôi cũng không chắc về mặt pháp lý thì làm điều này có vấn đề gì không. Vì thế, tôi khá bảo thủ về điều này trong một thời gian dài,” Susan chia sẻ. “Và rồi bài viết của The Verge được đăng lên… Và có vẻ như nhiều người muốn biết ai là người đứng đằng sau Siri, và tôi nghĩ, bạn biết đó, cái gì vậy? Đã đến lúc rồi!”. 

Điều bí ẩn ít người biết về trợ lí ảo Siri trên mỗi chiếc iPhone của Apple ảnh 2
Đến nay, Siri có nhiều phiên bản giọng nói khác nhau nhưng phiên bản nguyên gốc thuộc về Susan Bennett. (Ảnh: Reuters)

Câu chuyện về sự liên quan giữa Susan Bennett và Siri bắt đầu từ năm 2005. ScanSoft, một công ty về phần mềm, đang tìm kiếm giọng nói cho một dự án mới. Nó tìm đến GM Voices, một công ty ở Atlanta chuyên cung cấp các giọng thu âm cho công nghệ giọng nói tự động. Bennett, lúc đó là một nhân sự nổi bật tại đây, là một trong những lựa chọn được cân nhắc.

ScanSoft ấn tượng với bà và tháng 6 năm 2005, hai bên đã thực hiện kí kết hợp đồng cung cấp giọng thu âm được sử dụng trong cơ sở dữ liệu xây dựng các câu thoại.

Suốt tháng 7 năm đó, mỗi ngày bốn tiếng, Bennett nhốt mình trong buồn thu âm tại nhà để thu âm những cụm từ, câu nói không có ý nghĩa. “Với một số người việc đọc hàng giờ hàng giờ không phải một vấn đề. Với tôi, tôi khá chán… Và tôi thường nghỉ ngơi sau đó. Đó là một trong những lý do tại sao đôi khi bạn thấy Siri hơi… thái độ một chút,” Bennett cười, “Những âm thanh này có thể được ghi âm vào 15 phút cuối cùng của ca làm việc 4 giờ.”

Lúc đó, Bennett không biết chính xác giọng nói của mình sẽ được dùng làm gì. Bà phỏng đoán chúng sẽ trở thành câu thoại trong hệ thống trả lời điện thoại của một công ty nào đó.Bà được trả công theo giờ, tuy nhiên không chia sẻ mình được trả bao nhiêu.

Sự ngạc nhiên ập đến khi Apple ra mắt iPhone 4s vào năm 2011 với tính năng Siri. Bennett không có chiếc máy này nhưng nhiều người quen cô đã mua nó.

“Một đồng nghiệp email cho tôi và nói, “Này, tôi đang nghịch chiếc iPhone mới của Apple. Có phải là bạn không đấy?”

Bennett mở máy tính, vào website của Apple và nghe thử đoạn video nói về Siri. Không thể nào nhầm lẫn, đây đúng là giọng của bà. “Ồ, tôi đã biết,” bà nói. “Rõ ràng là tôi. Đó là giọng tôi.”

Đến nay, Siri vẫn là một tính năng cực kì quan trọng trong hệ sinh thái của Apple. Giọng nói phiên bản Mỹ của trợ lý ảo này vẫn nằm trong số giọng nói được nhiều người chọn sử dụng nhất. So với những phiên bản đầu tiên, giọng nói của Siri đến nay tự nhiên và mượt mà hơn rất nhiều.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?