Điều Em Muốn Nói: Mở ra "cánh cửa" để teen có thể trải lòng với gia đình, thầy cô

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Diễn đàn "Điều em muốn nói" diễn ra vào sáng 17/5 - cũng là thời điểm học sinh chuẩn bị đối mặt với các kỳ thi chuyển cấp. Đây là "cánh cửa" mở ra để teen bày tỏ nỗi lòng giấu kín. Qua đó, cha mẹ, thầy cô, các nhà quản lý cùng thấu hiểu, có cái nhìn thực tế trọn vẹn, sâu sắc hơn để đồng hành cùng các bạn học sinh trong chặng đường sắp tới.

Điều chưa từng có trong lịch sử giáo dục nước nhà là học sinh các cấp ở Hà Nội phải ở nhà học trực tuyến kéo dài gần 1 năm. Nhiều teen chia sẻ trạng thái căng thẳng, lo lắng về kết quả học tập chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của cha mẹ, từ đó dần trở nên ngại giao tiếp, muốn thu mình trong thế giới riêng.

Thậm chí, không ít học sinh cảm thấy cha mẹ không thấu hiểu, mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô dẫn đến trầm cảm, phải tự xoay xở tìm lối thoát. Trong số đó, nhiều bạn thổ lộ được với bạn bè, thầy cô, cha mẹ và được thấu hiểu nhưng cũng có bạn cảm thấy bế tắc, khó khăn.

Điều xót xa nhất là thời gian qua, đã có một số học sinh tìm cách tự tử để giải thoát khỏi căng thẳng, áp lực trong học tập và cuộc sống như: Học sinh lớp 10 trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, học sinh một trường THCS ở quận Hà Đông, học sinh lớp 9 một trường THCS ở quận Đống Đa (Hà Nội)… Trong đó, có bạn trước khi quyên sinh đã để lại thư tuyệt mệnh quá đau lòng.

Điều Em Muốn Nói: Mở ra "cánh cửa" để teen có thể trải lòng với gia đình, thầy cô ảnh 1

Nhiều bạn trẻ đang dần trở nên ngại giao tiếp, thu mình trong thế giới riêng. (Ảnh minh họa từ Internet)

Bạn L.P - học sinh lớp 9, trường THCS Giảng Võ, quận Ba Đình (Hà Nội) chia sẻ: "Mình muốn thi vào trường chuyên, đặt nguyện vọng 1 vào trường có chất lượng tốt nhưng nếu mình thi trượt, bố mẹ sẽ buồn lắm. Các em cũng sẽ nhìn vào mình để làm gương. Mình muốn mình phải trở thành niềm tự hào của bố mẹ. Chỉ vậy thôi mình cũng thấy rất áp lực”.

Cũng theo P., bố mẹ cô bạn cũng từng có quan điểm: Áp lực tạo ra kim cương, từ đó bắt con nỗ lực học. Giai đoạn nước rút, chuẩn bị cho kỳ thi, có hôm P. học đến 11h đêm, sáng dậy 5h học tiếp nhưng hôm nào nhiều bài phải học đến 1 - 2h sáng. Sau đó, bố mẹ thấy con học nhiều quá lại thương và động viên.

“Tuy nhiên ở độ tuổi này, mình cảm thấy có khoảng cách thế hệ với bố mẹ nên sẽ không tâm sự, chia sẻ tất cả mọi thứ. Có những chuyện, mình biết nếu có nói ra, bố mẹ cũng sẽ không đồng ý nên mình không nói. Thay vào đó sẽ chia sẻ với bạn bè. Rất may mắn, mình có bạn thân luôn lắng nghe, động viên, an ủi cũng như đưa ra lời khuyên hợp lý”, P. chia sẻ. Cô bạn cũng mong muốn, trong giai đoạn học tập căng thẳng này, thầy cô, bố mẹ không nên tạo áp lực mà hãy tin tưởng, động viên để con “vượt vũ môn”.

Nhà văn Hoàng Anh Tú cũng từng chia sẻ, học sinh chịu rất nhiều áp lực trong khi người lớn nghĩ chỉ cần kiếm tiền về nuôi sống là xong. Cha mẹ áp lực công việc về trút vào con, áp lực thành tích với con "hàng xóm" cũng trút giận vào con... Những đứa trẻ tiếp cận với công nghệ, mạng xã hội cũng bị áp lực khủng khiếp vì có quá nhiều thông tin tạp nham, xấu độc nhưng các em lại thiếu một nơi để giãi bày. Nếu không ai thấu hiểu, một đứa trẻ để lại thư tuyệt mệnh và từ bỏ cuộc sống sẽ không còn gì.

Điều Em Muốn Nói: Mở ra "cánh cửa" để teen có thể trải lòng với gia đình, thầy cô ảnh 2

Diễn đàn “Điều em muốn nói” sẽ được tổ chức vào sáng 17/5. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng

Diễn đàn “Điều em muốn nói” do Hội Đồng Đội TƯ phối hợp Báo Tiền Phong, Sở GD&ĐT Hà Nội, UBND quận Ba Đình tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Lãnh đạo UBND TP Hà Nội, đại diện Cục bảo vệ trẻ em - Bộ Lao động thương binh và xã hội, Đại diện tổng đài 111, Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Nghệ sĩ Xuân Bắc, TS - chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam, Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà… hứa hẹn mang đến những câu chuyện thực tế bất ngờ, lý thú cũng như cùng lắng nghe, chia sẻ những nỗi niềm sâu kín, áp lực trên con đường học tập, cuộc sống của các bạn học sinh.

Trân trọng kính mời các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, các bạn học sinh… đặt câu hỏi, chia sẻ chuyện “khó nói” của mình với các nhà quản lý, chuyên gia, diễn giả của Diễn đàn để được gỡ rối cũng như có giải pháp đồng hành, hỗ trợ lâu dài các em trên con đường học tập, trưởng thành. Câu hỏi xin được gửi về địa chỉ email: nguyenha49@gmail.com hoặc trao đổi qua số điện thoại 098 801 8827 (chị Nguyễn Hà, Báo Tiền Phong). BTC sẽ tổng hợp và trao đổi, chia sẻ tại Diễn đàn.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xét tặng Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2024
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xét tặng Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2024
Trong số các tiêu chí xét chọn Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2024, T.Ư Đoàn đánh giá cao các mô hình tình nguyện được triển khai thực hiện hiệu quả, dễ dàng nhân rộng; sáng tạo và đổi mới trong cách thực hiện, triển khai, trong đó ưu tiên các sáng kiến, mô hình tình nguyện mới mang tính đột phá.
Bão Yinxing sẽ ở cấp 13 - 14 khi vào Biển Đông, liệu có cập bờ miền Trung nước ta?
Bão Yinxing sẽ ở cấp 13 - 14 khi vào Biển Đông, liệu có cập bờ miền Trung nước ta?
HHT - Cơn bão Yinxing đang ở cường độ cực đại, ở sát hoặc đã đạt cấp siêu bão theo thang đo của nước ta. Theo các dự báo hiện tại, Yinxing vẫn là bão rất mạnh khi đi vào Biển Đông, có thể trong ngày mai. Liệu cơn bão này có cập bờ ở miền Trung nước ta không, hoặc nó sẽ ở cường độ thế nào khi đến sát bờ biển?

Có thể bạn quan tâm

Sở Y tế tỉnh Lai Châu thông tin vụ 20 trẻ mầm non nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

Sở Y tế tỉnh Lai Châu thông tin vụ 20 trẻ mầm non nghi ngộ độc thuốc diệt chuột

HHT - Khoảng 10h ngày 5/11, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận 20 bé, độ tuổi từ 23 tháng đến 34 tháng tuổi. Các bé đều trong tình trạng tỉnh, có một số trẻ có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, quấy khóc. Nhận định sơ bộ ban đầu, trong số 20 trẻ được đưa đến viện có 2 trẻ có dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc đã được ưu tiên cấp cứu.