Điều kỳ diệu từ câu chuyện của bạn: Hãy để câu chuyện của riêng bạn "cất tiếng"

Điều kỳ diệu từ câu chuyện của bạn: Hãy để câu chuyện của riêng bạn "cất tiếng"
HHT - Jon Westenberg (blogger đạt nhiều lượt view nhất nước Úc) nhận định: “Kỹ năng kể chuyện đích thị là công cụ vĩ đại nhất của loài người vì phương thức giao tiếp đều được xây dựng trên nền tảng của những câu chuyện”.

Nghệ thuật kể chuyện - “bí mật” hấp dẫn của người nổi tiếng

Theo thống kê của Jeremy Hsu (phóng viên tờ Discover), 65% nội dung của cuộc hội thoại hằng ngày là những câu chuyện. Mẫu số chung của những câu hỏi như “Hôm nay con đi học thế nào?”, “Kì nghỉ Hè của cậu tuyệt vời chứ?”... chính là những câu chuyện dài bất tận về người bạn bàn bên hay chuyến du lịch một mình đầu tiên trong đời.

Điều kỳ diệu từ câu chuyện của bạn: Hãy để câu chuyện của riêng bạn "cất tiếng" ảnh 1

Những bài diễn văn của người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới đều được bắt đầu bằng một câu chuyện. Chẳng hạn như khi ghé thăm Việt Nam, cựu Tổng thống Mỹ - Barack Obama - đã chinh phục cả khán phòng bằng câu chuyện trải nghiệm ăn bún chả, uống bia Hà Nội và trải nghiệm sang đường giữa những chiếc xe máy đông đúc. 

Khi nhận giải tại VMAs 2017, từ câu chuyện con gái bị trêu chọc giống con trai, cô nàng Pink đã thú nhận bản thân cũng từng bị trêu chọc vì thân hình mạnh mẽ, tóc cắt ngắn. Và cô rút ra rằng chính việc để ngoài tai những lời trêu chọc ấy đã giúp cô có được giải thưởng ngày hôm nay. Diễn viên Angelina Jolie cũng từng kể về bài học mẹ luôn răn dạy - sống có ích - khi được nhận tượng vàng trong lễ trao giải Governors Awards.

Hay mới đây, trước khi bắt đầu bài diễn văn tốt nghiệp tại Harvard, Mark Zuckerberg đã kể lại câu chuyện được gặp người bạn đời: “Kỉ niệm đẹp nhất ở Harvard chính là được gặp Priscilla. Hay nói cách khác, không phải Facebook, Priscilla chính là điều tuyệt vời nhất mà tôi từng có. Harvard chính là nơi khai sinh cho những tình bạn bền vững hay thậm chí là nơi bắt rễ cho hạnh phúc, gia đình!”.

Điều kỳ diệu từ câu chuyện của bạn: Hãy để câu chuyện của riêng bạn "cất tiếng" ảnh 2

Tại sao Obama và Mark không mở đầu bằng những hiệp ước quốc tế hay lý thuyết lập trình? Tại sao Pink và Angelina không chọn “điệp khúc cảm ơn” khi nhận giải?

Câu trả lời chính là những câu chuyện cá nhân (anecdote) luôn lấy được sự đồng cảm của mọi người xung quanh. Từ đó thu hẹp mọi khoảng cách tuổi tác và địa vị. Ngoài ra, kể một câu chuyện cũng đồng nghĩa với việc “căng buồm” cảm hứng, khơi gợi cảm xúc và sự sáng tạo. Theo nghiên cứu của Jannifer Aaker (giáo sư ngành Marketing, Đại học Standford, Mỹ), con người có khả năng nhớ những câu chuyện lâu hơn 22 lần so với lý thuyết. Bởi lẽ, đằng sau mỗi câu chuyện đều là những bài học được diễn giải bằng từ ngữ đơn giản, mạch truyện hấp dẫn và cảm xúc chân thành. Đó là lí do các diễn giả của chương trình TED Talks đều dùng những chuyện cá nhân để giải thích và phân tích cho những vấn đề vĩ mô.

Kể một câu chuyện, cơ hội vô vàn

Đừng nghĩ rằng, là học sinh, chúng mình không cần kể chuyện. Tương lai du học trời Tây hay công cụ kết nối cộng đồng đều phụ thuộc vào kỹ năng kể chuyện.

Điều kỳ diệu từ câu chuyện của bạn: Hãy để câu chuyện của riêng bạn "cất tiếng" ảnh 3

Todd Johnson (Chủ tịch hội đồng College Admissions Partners) khẳng định: “Đối với học sinh cuối cấp, bài luận chính là vũ khí tối thượng. Bởi lẽ điểm trung bình, TOEFL, IELTS, SAT hay ACT suy cho cùng cũng chỉ là những con số có thể giống nhau. Nhưng câu chuyện thì mỗi người chỉ có một và đó là thứ giúp bạn trở nên khác biệt!”. Nhờ những câu chuyện thú vị ấy, không những được trường Đại học danh tiếng gửi thư mời nhập học, các ứng cử viên còn thuyết phục được ban tuyển sinh trao tay những suất học bổng giá trị. Đó là chị Huyền Chip, chinh phục ban tuyển sinh trường Stanford bằng việc “xách ba lô lên và đi” sang châu Phi. Đó là bạn Nguyễn Đình Tôn Nữ (ẵm học bổng 7 tỷ trường Harvard) với bài luận kể về ý nghĩa cái tên “Tôn Nữ”.

Theo nghiên cứu của Uri Hasson (Tiến sĩ khoa Thần kinh học, trường Đại học Princeton), khi kể một câu chuyện, não bộ sẽ được kích hoạt tối ưu vì phải tư duy, giải mã và sắp xếp trình tự thời gian, không gian, mạch truyện sao cho mạch lạc nhất.

Đặc biệt, kể chuyện còn giúp gắn kết cộng đồng. Bạn Phương Trinh (17 tuổi, thành viên trại Hè IM Venture) chia sẻ: “Trong suốt chuyến đi xuyên Việt 11 ngày, mỗi đêm bọn tớ phải ngồi lại bên nhau nhằm tâm sự (deep talk). Có chị sống với ba từ nhỏ nên phải một mình chống chọi với khó khăn tuổi dậy thì. Có anh vì ba mẹ mà phải từ bỏ giấc mơ ca hát để thi vào trường Y. Hay có bạn tuy mới 16 tuổi nhưng luôn dằn vặt bản thân với cặp đùi to, vai ngang và cân nặng quá khổ. Nhờ những câu chuyện ấy, chúng mình được khóc cùng nhau, cười cùng nhau. Và hơn hết là biết chấp nhận sự khác biệt, cảm thông và yêu thương nhiều hơn”.

Điều kỳ diệu từ câu chuyện của bạn: Hãy để câu chuyện của riêng bạn "cất tiếng" ảnh 4

Để có một câu chuyện hấp dẫn

Kể chuyện cũng cần... công thức

Ở Mỹ, để phân tích một đoạn trích trong bài diễn văn hay tự truyện, các bạn học sinh đều dùng công thức P-E-L: pathos (câu chuyện gợi lên cảm xúc như thế nào?) + ethos (câu chuyện đó có đáng tin tưởng hay không?) + logos (mạch dẫn có thật sự logic?). Ba yếu tố trên sẽ giúp người nghe cảm thấy dễ hiểu, thuyết phục và đồng cảm.

Kể, kể và kể!

Tâm sự với hội bạn thân cũng là cách để nâng tầm kỹ năng kể chuyện. Vì thế, hãy mở lòng, chia sẻ và kể cho mọi người nghe câu chuyện của bạn. Tuy nhiên, đừng mở ra “hội nghị thị phi” hay dừng lại ở những tiếng cười. Mấu chốt nằm ở chỗ: Sau mỗi câu chuyện, bạn phải biết đánh giá và rút ra bài học cho riêng mình.

Chọn ngôn ngữ, “thiết kế” cảm xúc

Ngôn ngữ được mệnh danh là phương tiện truyền tải cảm xúc. Tuỳ vào đối tượng mà chúng ta sẽ dùng giọng văn, từ ngữ khác nhau nhằm tránh bất đồng ngôn ngữ. Đơn cử như khi kể chuyện với bạn bè, hãy thoải mái dùng ngôn ngữ teen như thả thính diện rộng, crush... Còn với bố mẹ hay người lớn, những cụm từ đơn giản và dễ hiểu sẽ phát huy hết công suất.

Điều kỳ diệu từ câu chuyện của bạn: Hãy để câu chuyện của riêng bạn "cất tiếng" ảnh 5

Kể chuyện như cầu thủ học ballet

Không chỉ cần kỹ thuật, các cầu thủ bóng bầu dục trường Đại học South California (Mỹ) còn phải tham gia lớp học ballet để cải thiện sự dẻo dai, giữ thăng bằng và sức bền. Vì thế, để kể chuyện giỏi, bạn không thể chỉ mãi nói. Mặt khác, chúng ta phải biết cảm nhận bằng mọi giác quan: lắng nghe, quan sát và thấu hiểu. Và hơn hết, hãy nhớ rằng: Cảm xúc chính là chiếc chìa khoá dẫn vào trái tim của người nghe, bạn nhé!

GIA HUY 

MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

Reply Y2K: Trái tim bí mật của cô bạn Bánh Cam "keo kiệt" của tuổi thơ tôi

HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Reply Y2K: Trái tim lớn của "bác sĩ thú cưng" cấp xóm dành cho những con vật nhỏ

Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.