Cá chép hóa rồng: Chiến thuật cho 3 tháng trước giờ G

Cá chép hóa rồng: Chiến thuật cho 3 tháng trước giờ G
HHT - Hội teen cuối cấp chỉ còn vỏn vẹn 3 tháng nước rút cho kỳ thi THPT Quốc gia. Giờ là lúc chúng mình cần đưa ra những lựa chọn và quyết định quan trọng nhất để đảm bảo một mùa thi như ý!

Bí kíp số 1: Định vị bản thân

Chỉ định: Bạn là ai và bạn muốn gì?

Bước 1: Viết ra giấy 5 điểm mạnh nhất và 5 điểm yếu nhất của mình.

Bước 2: Từ bước 1, suy ra 3 ngành bạn có thể sẽ phù hợp.

Cá chép hóa rồng: Chiến thuật cho 3 tháng trước giờ G ảnh 1

Bước 3: Chọn 2 - 4 trường vừa sức để đầu quân. “Phương án 1” phải là trường có ngành bạn muốn vào nhất. Bạn chỉ nhắm một và chỉ một mục tiêu cao nhất để dồn quyết tâm.

Điểm mạnh nhất có thể vô cùng ngớ ngẩn như “cách nói chuyện khiến ai cũng cười bể bụng” cũng có thể là một gợi ý quan trọng để bạn suy nghĩ về nghề nghiệp phù hợp. Rất có thể bạn là một người hoạt ngôn, thích hợp với các ngành hướng ngoại như Báo chí - Truyền thông, có thể đầu quân cho Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chẳng hạn.

Cá chép hóa rồng: Chiến thuật cho 3 tháng trước giờ G ảnh 2

Nhưng nếu điểm mạnh trên đi kèm với điểm yếu là “nhút nhát, không thích nói chuyện với người lạ”, lại thêm khả năng viết Facebook với giọng điệu hài hước “dễ ăn tiền” thì có thể chọn Đại học Tài chính - Marketing hoặc các trường khác có dạy về Marketing chẳng hạn.

Chống chỉ định: Tự gây áp lực nặng nề rằng nếu không đậu thì bị hình phạt gì.

Cá chép hóa rồng: Chiến thuật cho 3 tháng trước giờ G ảnh 3

Bí kíp số 2: “Rắc” tình yêu vào việc học thi

Hậu quả của việc học chỉ để thi: Chán nản khi học khiến tốc độ học chậm, nghĩ chỉ cần học bấy nhiêu là đủ nhưng thực tế kiến thức là mênh mông. Bởi vậy hãy lấy đam mê làm động lực.

Cho dù bạn không thích một môn nào đó, hãy liên hệ nó với những thứ bạn thích. Ví dụ bạn ghét cay đắng môn Lý nhưng vì chọn tổ hợp tự nhiên nên phải học, thì hãy chọn một bạn siêu đẳng môn Lý làm động lực, nhờ bạn ấy chỉ bài, vừa “tim bay lên không trung” và nhớ bài cực lâu, biết đâu bạn yêu Lý từ lúc nào không hay.

Cá chép hóa rồng: Chiến thuật cho 3 tháng trước giờ G ảnh 4

Bí kíp số 3: Sức khỏe là vốn quý nhất

Có thực mới vực được đạo. Nhưng có một thực tế ăn uống của teen hiện nay: Giờ ăn sáng, ăn trưa là lúc teen chuộng thức ăn ngon rẻ ngoài cổng trường. Fan của các món này dù bị cấm đoán không ăn quà ngoài cổng trường vẫn luôn măm hết mình với châm ngôn “Ở dơ sống lâu”.

Cá chép hóa rồng: Chiến thuật cho 3 tháng trước giờ G ảnh 5

Hậu quả là nhiều bạn ngộ độc thức ăn, đa số vẫn may mắn chưa “dính đòn” nhưng cơn ngộ độc hên xui, không biết phát tán lúc nào. Ngộ độc nhẹ có thể uống thuốc, nằm nhà 2 ngày là khỏi, nhưng nặng thì phải vào viện, mất cả đống buổi nghe giảng trên lớp.

Bí kíp số 4: “Tầm” một mentor đích thực

Bạn sẽ thi nhiều môn trong kỳ thi quan trọng sắp tới. Bạn có thể sẽ “không ưa” một số môn nào đó nhưng buộc phải học. Tìm ra một mentor (người chỉ dẫn) cho riêng mình là một trong những cách tốt nhất để “lên level”.

Cá chép hóa rồng: Chiến thuật cho 3 tháng trước giờ G ảnh 6

Vì học ở lớp hay trên video cũng không thể sát sao, mà một người đồng hành sẽ giúp giải đáp thắc mắc và đồng thời cũng kéo bạn ra khỏi sự buồn ngủ khi học nữa.

Bí kíp số 5: Gây áp lực vừa đủ

Hai vật “trấn” tinh thần tốt:

“Bùa” tự vẽ: Sau khi tìm ra được trường mình muốn vào (dựa vào bảng đánh giá nói ở trên), bạn ghi lên một tờ giấy tên trường đó thật to và đẹp, bên dưới ghi nho nhỏ một câu nói động viên tinh thần, hướng đến những điều tốt đẹp, khiến bạn vui và học một cách tự nguyện. Chống chỉ định những câu nói tự hù dọa bản thân, như “Không đậu đại học thì về quê chăn bò”.

Cá chép hóa rồng: Chiến thuật cho 3 tháng trước giờ G ảnh 7

Treo tờ giấy này lên góc học tập hoặc cửa ra vào phòng riêng nơi dễ đập vào mắt bạn nhất.

Sổ đếm ngày: Chị Thục Phương (cựu học sinh THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM) chia sẻ: “Năm mình thi đại học là năm 2014. Mình đã “tai qua nạn khỏi” với sổ đếm ngày này, nay mình xin “truyền” lại cho các bạn. Khi Bộ vừa công bố lịch thi ĐH, mình làm ngay một cuốn sổ “đếm ngược” tới ngày thi, ghi thật to (như hình) để bản thân được “cảnh tỉnh” mỗi ngày. Ghi nhỏ nhỏ dưới con số to oành ấy là 5 mức đánh giá từ A đến F, ứng với khối lượng bài mình đã học, và tính hiệu quả khi giải đề, khi học bài. 

Cá chép hóa rồng: Chiến thuật cho 3 tháng trước giờ G ảnh 8

Số ngày mình bắt đầu ghi là 381, ròng rã mấy tháng thì con số trên cuốn sổ chỉ còn là 2 chữ số. Vì mình nhìn thấy thời gian giảm dần mọi lúc mọi nơi như vậy nên mình luôn tự học”.

Nào, bắt đầu đếm ngược đến giờ G thôi!

HY DI

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?