Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo?

Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo?
HHT - Không “hoành tráng” như manga của Nhật Bản hay comic từ các nước phương Tây , truyện tranh Việt Nam (vncomics) phát triển có phần “khiêm tốn” hơn. Tuy nhiên, cùng xem sau hơn hai thập niên, vncomics đã “tiến hóa” như thế nào.

Truyện tranh Việt Nam thực sự đã "bén rễ" từ những năm 90s của thế kỷ trước. Nổi bật trong số đó là bộ truyện Dũng sĩ Hesman (Robot Voltron) của tác giả Hùng Lân. Thoát khỏi lối vẽ tranh truyện cho thiếu nhi từ những năm 80s, Dũng sĩ Hesman giống như "phát đại bác" khởi đầu cho truyện tranh tại Việt Nam với nội dung được phát triển từ series Voltron - Defender of the Universe của Nhật Bản.

Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo? ảnh 1

Dũng sĩ Hesman là một bộ truyện tranh dài 159 tập, mỗi tập 72 trang, được họa sĩ Nguyễn Hùng Lân thực hiện từ năm 1992 đến năm 1996 do Nhà xuất bản Mỹ thuật Hà Nội đứng ra phát hành.

Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo? ảnh 2

Thời đại mà Internet còn chưa phát triển thì việc vẽ những bộ truyện mang phong cách mới mẻ so với thời đại đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của tác giả.

Tiếp nối thành công của Dũng sĩ Hesman chính là Thần Đồng Đất Việt - bộ truyện tranh huyền thoại đã gắn liền với tuổi thơ của thế hệ 9X. Đây được coi là bộ truyện tranh thành công nhất và dài nhất của Việt Nam. Xuất bản lần đầu vào năm 2002 bởi công ty Phan Thị và vẫn tiếp tục được phát hành rộng rãi cho đến ngày nay. Thần Đồng Đất Việt với hơn 172 tập đã phá kỷ lục bộ truyện tranh dài nhất Việt Nam của Dũng sĩ Hesman.

Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo? ảnh 3

Tập đầu tiên của Thần Đồng Đất Việt được phát hành bởi Nhà xuất bản Trẻ.

 
Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo? ảnh 4

Cuộc phiêu lưu của Trạng Tí và những người bạn đã trở thành một phần tuổi thơ của thế hệ 9X Việt Nam.

Sau thời kỳ của Thần Đồng Đất Việt là giai đoạn sinh sôi nảy nở của các tạp chí truyện tranh. Lý do cho sự phát triển này là vào năm 2004, công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật có hiệu lực tại Việt Nam, những bộ manga in lậu bị thu hồi và truyện tranh trong nước có đất để ”dụng võ”. Với hình thức đăng tải theo kỳ trên các tạp chí truyện tranh tương tự như ở Nhật Bản (Shounen Jump, Suiesha, Margaret,…), những tạp chí như Truyện tranh Trẻ (T3), Mheaven, Thần Đồng Đất Việt Fanclub,… trở thành mảnh đất màu mỡ cho các tài năng cho nền truyện tranh Việt Nam “tỏa sáng”.

Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo? ảnh 5

Những cái tên quen thuộc như Truyện tranh trẻ (T3), Mheaven, Thần Đồng Đất Việt Fanclub một thời làm điên đảo các tween và teen 8X, 9X.

Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo? ảnh 6

Giai đoạn này, bên cạnh những tác giả giữ nét vẽ mang hơi thở “thuần Việt”, hầu hết các họa sĩ trẻ thuộc thế hệ 8X và đầu 9X chịu ảnh hưởng lớn từ phong cách manga và cố gắng bứt phá khỏi cái bóng của Thần Đồng Đất Việt.

Tuy nhiên, sau khoảng thời gian được “bung lụa” từ năm 2004 - 2007, truyện tranh Việt dần yếu đi do không cạnh tranh được với manga bản quyền và các tạp chí cũng dần cạn kiệt về tài chính. Từ năm 2007 tới năm 2011, có rất ít tác phẩm được ra mắt. Hầu như các tác giả truyện tranh lui về các diễn đàn online như accvn, vnsharingNông trường truyện tranh. Có thể coi những diễn dàn này là “cơ sở bí mật” cho truyện tranh Việt để chờ thời cơ được tiếp tục phát triển trong tương lai.

Thời kì 2011 đến 2014, truyện tranh Việt xuất hiện những tên tuổi mới gây chú ý như Đất Rồng, N.E.X.T  và series truyện tranh từ các tác phẩm văn học của nhóm B.R.O, tuy nhiên vẫn chưa đủ sức để vực dậy nền truyện tranh gần như “ngủ đông” trong hơn 4 năm.

Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo? ảnh 7

Đất Rồng của Dimensional Art Studio gây tiếng vang bởi nét vẽ trau chuốt nhưng vẫn bị đánh giá là thiếu sự hấp dẫn trong cách dẫn truyện.

 
Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo? ảnh 8

Những tác phẩm chuyển thể từ văn học của nhóm tác giả B.R.O những năm 2010 có rất nhiều tiềm năng nhưng đáng tiếc lại chưa nhận được đủ sự quan tâm của công chúng.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2013, truyện tranh Việt đã có những dấu hiệu tích cực hơn sau chiến dich gây quỹ cộng đồng (crowdfunding) của bộ truyện Long Thần Tướng do hai họa sĩ Nguyễn Thành PhongNguyễn Khánh Dương sáng tác. Sau sự thành công của chiến dịch là sự ra đời của công ty Comicola, góp phần tạo bệ đỡ cho nền truyện tranh Việt. Họa sĩ Khánh Dương kiêm người đồng sáng lập Comicola cho biết: “Chỉ trong hai năm từ 2013 đến 2015 đã có 30 đầu truyện được ra mắt, gấp 3 lần so với giai đoạn từ 2005 đến 2013, đây là dấu hiệu đáng mừng của truyện tranh Việt Nam”.

Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo? ảnh 9

Bìa tập 1 của Long Thần Tướng.

Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo? ảnh 10

Những bộ truyện tranh trên trang web của Comicola. “Hệ sinh thái” cho truyện tranh Việt Nam đang dần phát triển khá ổn định.

Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, truyện tranh Việt đã “tấn công” thị trường này nhằm thu hút nhiều sự quan tâm của các đối tượng chính là teen chúng mình.

 
Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo? ảnh 11

Một trong những bộ truyện thu hút giới trẻ từ những chương đầu tiên sau khi được đăng tải trên facebook là Bad luck của Nguyễn Huỳnh Bảo Châu (Châu Chặt Chém) với nét vẽ tuy đơn giản nhưng cốt truyện hài hước.

Song song với truyện tranh do các tác giả trẻ sáng tác là những bộ webcomic được đăng tải trên fanpage như Mèo Mốc, Chuyện tào lao của Vàng Vàng.

Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo? ảnh 12
 

Webcomic Mèo Mốc kể về những câu truyện đời thường đáng yêu trong khi Chuyện tào lao của Vàng Vàng của tác giả Phan Kim Thanh lại là một hình thức tái hiện tình hình thời sự quốc tế với phong cách cực dễ thương.

Không chỉ đạt được nhiều sự quan tâm hơn trong nước, truyện tranh Việt Nam đã gây được tiếng vang trong khu vực, bằng chứng là hai năm liên tiếp, vncomics đã mang về cho nước nhà hai Giải Bạc Truyện tranh Quốc tế của Nhật Bản.

Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo? ảnh 13

Trong hai năm 2015 và 2016, truyện tranh Việt liên tiếp khẳng định chỗ đứng của mình với thế giới thông qua Long Thần Tướng (tác giả Phong Dương Comics) và Địa Ngục Môn (tác giả Can Tiểu Hy).

 
Trong hai thập niên, truyện tranh Việt Nam đã “lớn” lên như thế nÀo? ảnh 14

Tác giả Can Tiểu Hy (áo trắng) trong lễ trao giải tại Nhật Bản. (Nguồn: Comicola)

Đặc biệt hơn, truyện tranh Việt Nam được báo chí chú ý và có được cái nhìn khác so với thời kỳ bị những người lớn tuổi phản đối. 

(Nguồn: VTV)

Truyền hình NHK của Nhật Bản - quê hương của manga cũng dành riêng hẳn một chương trình để nói về nền truyện tranh Việt:

QUỲNH NHƯ  (Tổng hợp)

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm