Đọc ngay trước ngày thi THPT 2020: “Thần chú” chống điểm liệt từ các thủ khoa ban Xã hội

HHT - Đọc sách giáo khoa, làm chắc câu nhận biết, sử dụng tự kỷ ám thị... là những “tuyệt chiêu” được hội thủ khoa gợi ý cho những sĩ tử “nước đến chân mới nhảy”.

Khó xử khi học Sử? Thử đọc sách xem sao!

Lịch sử luôn được đánh giá là môn học khó nhằn và dễ bị “hụt chân” nhất trong tổ hợp các môn Khoa học Xã hội. Vì thế, trước khi thi, không ít sĩ tử chia sẻ những bài viết tóm tắt kiến thức lịch sử trên mạng xã hội, nhằm dùng nó như chiếc “phao cứu sinh”. Tuy nhiên, theo các thủ khoa, điều này dễ tạo ra tâm lý chủ quan, rằng chỉ cần học thuộc tóm tắt thì sẽ có kiến thức làm bài. Thực tế đề thi hầu như không hỏi đến những thông tin đó khiến sĩ tử dễ có nguy cơ rơi vào “vòng xoáy” điểm liệt.

Bạn Thị Hằng (ĐH KHXH&NV, TP.HCM), thủ khoa tỉnh Bình Phước và cũng là thủ khoa đầu vào ngành Báo chí năm 2018, chia sẻ: “Để chống liệt, các bạn cần làm chắc những câu nhận biết vì đây là những câu luôn có khả năng sai cao nhất. Đề thi bây giờ không còn hỏi nhiều về các mốc thời gian hay diễn biến sự kiện nữa mà tập trung vào nguyên nhân của vấn đề. Nếu muốn làm được phần này thì phải có sự hiểu sâu, khai thác tốt nền SGK. Thí sinh không cần quá tập trung vào làm đề mẫu.”

Cũng theo bạn Hằng, teen cần đọc thật kỹ đề bài vì đặc điểm chung của ba môn Khoa học Xã hội là có rất nhiều câu hỏi "gài bẫy", đặc biệt là những câu yêu cầu chọn đáp án đúng nhất. 

Đọc ngay trước ngày thi THPT 2020: “Thần chú” chống điểm liệt từ các thủ khoa ban Xã hội ảnh 1 "Cần làm chắc những câu nhận biết vì đây là những câu luôn có khả năng sai cao nhất" - Bạn Thị Hằng chia sẻ.

Còn Uyển Cầm (ĐH KHXH&NV, TP HCM), thủ khoa khối C tỉnh Quảng Ngãi năm 2018, thì nhắn nhủ các sĩ tử không nên cày kiến thức nâng cao vào thời điểm này. Thay vào đó, các bạn cần xem sơ lý thuyết trong SGK. “Bản chất môn Sử nếu không học mà khoanh lụi thì cũng khó mà trúng lắm. Bây giờ, các bạn nên đọc sách, tập trung vào các bài trọng tâm, quan trọng là lịch sử Việt Nam vì nó chiếm đến 70% số điểm” - bạn Uyển Cầm chia sẻ.

Đọc ngay trước ngày thi THPT 2020: “Thần chú” chống điểm liệt từ các thủ khoa ban Xã hội ảnh 2 Với môn Sử, Uyển Cầm khuyên các thí sinh nên tập trung vào lịch sử Việt Nam vì nó chiếm đến 70% số điểm. Ảnh: NVCC.

Công dân và Địa lý - Rất khó để nhận điểm liệt, nhưng đừng chủ quan

Trái ngược hoàn toàn với Lịch sử, hai môn còn lại trong tổ hợp là Công dân và Địa lý đều được các thí sinh đánh giá là “dễ thở” hơn nhiều.

Với điểm 10 Địa lý, Thị Hằng tin rằng việc bị điểm thấp môn này là rất khó. Thí sinh chỉ cẩn làm được những câu dựa trên bản đồ atlat là đã đủ điểm rồi. “Tuy nhiên, không nên chủ quan trong việc đọc atlat. Nhiều khi do áp lực thời gian, thí sinh sẽ làm không kĩ các câu cho điểm như thế này. Teen nên làm chậm và xem kỹ atlat" - Thị Hằng đưa ra lời khuyên. Cùng quan điểm, Uyển Cầm cho rằng đọc atlat và xem biểu đồ là hai dạng bài rất dễ lấy điểm “miễn phí” và các thí sinh cần thuần thục kỹ năng này trước tiên.

Về môn Giáo dục Công dân, theo bạn Phương Thảo (ĐH KHXH&NV, TP HCM), có tổng điểm thi là 27, thí sinh không cần học quá nhiều nếu chỉ muốn thoát liệt. “Trước tiên bạn cần đọc qua các bài trong SGK, viết lại các đề mục, chừa ra khoảng trống để sau đó viết thêm lý thuyết vào. Trong khi viết thì bạn đã hệ thống hóa kiến thức và nắm được phần nào những gì quan trọng nhất rồi. Khi có sườn bài thì bạn đã có cái nhìn tổng quan, tiếp theo chỉ cần thêm lý thuyết vào mà thôi”, Phương Thảo nói. Bạn chia sẻ rằng bằng cách này, thí sinh sẽ hiểu và nhớ lý thuyết nhanh và sâu hơn rất nhiều.

Đọc ngay trước ngày thi THPT 2020: “Thần chú” chống điểm liệt từ các thủ khoa ban Xã hội ảnh 3

Phương Thảo luôn liệt kê các đề mục trước để lập khuôn lý thuyết rồi sau đó mới bắt đầu đi sâu vào chi tiết. (Ảnh: NVCC)

Không nên quá đà tăng tốc, hãy để tinh thần lặng yên

Dù biết kiến thức là đại dương bao la, thí sinh không nhất thiết phải tận dụng cả ngày cuối cùng này để cố “bơi” thêm trong đại dương ấy với tâm thế “được bao nhiêu hay bấy nhiêu”. Đây là lúc chúng mình cần thoải mái để có tinh thần tốt nhất, nên ngủ sớm và luôn nghĩ về điều tích cực.

Uyển Cầm bật mí, trước mọi kỳ thi bạn đều vận dụng chiêu tự kỷ ám thị, nghĩa là luôn nghĩ mình sẽ làm tốt bài thi thì ngày mai mình sẽ thật sự làm tốt. “Không biết sao nhưng việc tự kỷ ám thị giúp cho Cầm bình tĩnh và tự tin hơn nhiều”, cô bạn chia sẻ.

Còn với Thị Hằng, khoảng thời gian sau khi ăn tối xong, bạn chọn một môn mà bản thân thấy còn chưa ổn để ôn lại trong vòng một tiếng sau đó không đụng đến bài vở nữa, dành thời gian còn lại cho việc sắp xếp hồ sơ, phiếu báo danh, đồ dùng, quần áo... chuẩn bị cho buổi thi ngày mai. Là fangirl của nhóm nhạc nam đình đám BTS, đêm hôm đó bạn còn dành tận hai tiếng để xem thứ mình yêu thích là những video vui nhộn của nhóm. Cô nàng hào hứng: “Fangirl thì đến ngày thi dùng hình nền idol làm bùa may mắn cũng được nè. Như mình trước khi thi đã cài hình nền RM - thần tượng có IQ 148 - để cầu may đó. Và may thật”, Hằng nói.

Đọc ngay trước ngày thi THPT 2020: “Thần chú” chống điểm liệt từ các thủ khoa ban Xã hội ảnh 4 Các sĩ tử còn chưa đầy 24 giờ nữa để bắt đầu môn thi đầu tiên. (Ảnh minh hoạ từ Internet)

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thí sinh phải thi 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài tự chọn là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.

Chỉ còn chưa đến một ngày nữa, các chiến binh 2K2 sẽ tiến vào “cổng vũ môn” để đối đầu với những thử thách khó nhằn. Ngay bây giờ, ngoài những giấy tờ cần thiết và vật dụng mang vào phòng thi, teen hãy nhớ chuẩn bị cả khẩu trang và nước rửa tay để đảm bảo sức khỏe của mình trước mối đe dọa toàn cầu mang tên COVID-19 nữa nhé. Chúc các bạn hóa rồng thành công!
Theo Ảnh: NVCC
MỚI - NÓNG
"Vũ trụ" OTP Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Duy Khánh - Công Nam "dưỡng thê"
"Vũ trụ" OTP Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Duy Khánh - Công Nam "dưỡng thê"
HHT - Dàn "anh tài" trong chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai (ATVNCG) nhận được sự yêu thích đặc biệt từ đông đảo người hâm mộ vì tài năng cùng nguồn năng lượng tích cực. Tương tác đáng yêu của các "anh tài" cũng được fan (hoặc chính các "anh tài") ghép thành cặp bromance hay "gia đình", trở thành yếu tố "hút fan", tăng độ thảo luận cho chương trình.

Có thể bạn quan tâm

Nhắn tin hỏi học sinh "Không đi học thêm thật hả?", cô giáo phải viết tường trình

Nhắn tin hỏi học sinh "Không đi học thêm thật hả?", cô giáo phải viết tường trình

HHT - Trước đó trên mạng xã hội xuất hiện những đoạn tin nhắn của cô giáo dạy Hóa nhắn cho học sinh với nội dung nhắc đến chuyện đi học thêm: “Các bạn ơi bài trong lớp không giải kịp. Mà cô thấy các bạn không học thêm. Vậy các bạn chỉ học những gì trên lớp thôi phải không?” hay “Các bạn không học thêm Hóa thật luôn hả? Rồi hiểu gì chứ?”.