Đôi vợ chồng giúp đỡ hơn 1200 trẻ em mắc bệnh bạch cầu có cơ hội được điều trị

Đôi vợ chồng giúp đỡ hơn 1200 trẻ em mắc bệnh bạch cầu có cơ hội được điều trị
HHT - Có vài người đã từ bỏ trước số phận, nhưng cũng có vài người tự đứng lên và tiến về phía trước. Câu chuyện của vợ chồng Monica chính là minh chứng cho việc không bao giờ gục ngã trước nghịch cảnh.

Mọi chuyện bắt đầu vào năm 2011, khi Aaryan, con trai của vợ chồng Monica sốt cao. Sau nhiều lần chẩn đoán, các bác sỹ cho biết cậu bé đã mắc phải bệnh bạch cầu.

Dù rất sốc trước bệnh tình của con trai nhưng vợ chồng Monica đã chuẩn bị cho việc điều trị lâu dài phía trước. "Vài tháng đầu điều trị là một quá trình khó khăn. Các phiên hóa trị thật dữ dội. Chúng tôi cũng biết được rằng cơ hội hồi phục của các bé dưới 14 tuổi là 90%" - Monica cho hay.

Đôi vợ chồng giúp đỡ hơn 1200 trẻ em mắc bệnh bạch cầu có cơ hội được điều trị ảnh 1
Monica và con trai của mình, Aaryan.

Những con số thống kê đã mở mang tầm mắt cho vợ chồng Monica. Nếu họ bị ngạc nhiên trước những thông tin này, vậy những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ cảm thấy như thế nào? Và thế là, đôi vợ chồng quyết định thành lập tổ chức Leukemia Crusaders để nâng cao nhận thức cho người dân về căn bệnh này, đồng thời hỗ trợ tài chính cho trẻ em mắc bệnh bạch cầu được chữa trị.

Kể từ tháng 11 năm 2013 cho đến nay, tổ chức này đã giúp đỡ 1240 trẻ em xuyên suốt 17 bang. "Sự thiếu hụt tài chính không nên là lý do khiến một đứa trẻ không được chữa trị" - Monica chia sẻ. Cô cũng cho biết rằng, chi phí của việc điều trị sẽ dao động khác nhau dựa vào các yếu tố như bệnh viện, căn bệnh mà trẻ em mắc phải và thời gian điều trị.  

Đôi vợ chồng giúp đỡ hơn 1200 trẻ em mắc bệnh bạch cầu có cơ hội được điều trị ảnh 2
Đôi vợ chồng giúp đỡ hơn 1200 trẻ em mắc bệnh bạch cầu có cơ hội được điều trị ảnh 3
Đôi vợ chồng giúp đỡ hơn 1200 trẻ em mắc bệnh bạch cầu có cơ hội được điều trị ảnh 4
Những trẻ em mắc bệnh bạch cầu được tổ chức Leukemia Crusaders giúp đỡ. 

Cho tới khi gia đình của bệnh nhân lo liệu được viện phí, thì tổ chức của Monica đã chi trả cho bệnh viện trong vòng một tháng. Đó là một cách hữu hiệu để đảm bảo quá trình điều trị tiếp tục được diễn ra.

Có nhiều phụ huynh đã không thể đưa con đi trị bệnh vì viện phí quá đắt đỏ, đó cũng chính là lúc mà tổ chức Leukemia Crusaders thực hiện nhiệm vụ của mình. Trung bình, tổ chức trả viện phí từ 30,000 đến 75,000 Rupees cho mỗi em, tùy theo tình trạng căn bệnh. Thường thì, tổ chức này sẽ trả tiền trực tiếp cho bệnh viện chứ không đưa gián tiếp cho gia đình của trẻ em mắc bệnh. Đến nay, Monica đã có mối liên hệ với hơn 40 bệnh viện xuyên suốt Ấn Độ.

Cuộc sống chưa bao giờ là một đường thẳng. Nó đều đem lại cho ta những thăng trầm và ngã rẽ. Điều quan trọng là ta biết tự mình đứng dậy sau mỗi vấp ngã. Có vài người đã từ bỏ trước số phận, nhưng cũng có vài người tự đứng lên và tiến về phía trước. Câu chuyện của vợ chồng Monica chính là minh chứng cho việc không bao giờ gục ngã trước nghịch cảnh.

Theo The Better India
MỚI - NÓNG
BTS "nằm không dính đạn", bị réo tên trong xung đột giữa nhà HYBE và Min Hee Jin
BTS "nằm không dính đạn", bị réo tên trong xung đột giữa nhà HYBE và Min Hee Jin
HHT - Tên gọi "Chống đạn thiếu niên đoàn" của BTS lại một lần nữa phát huy công dụng khi nhóm vô cớ bị réo tên trong drama "sóng gió gia tộc" nhà HYBE. Người hâm mộ gục ngã vì cười quá nhiều khi hàng loạt hình ảnh thời ra mắt của nhóm được đào lại, netizen "hóng dưa" cũng được giải lao để chuẩn bị hóng hớt các tình tiết gây cấn tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm