Dự báo sắp có bão mạnh đi gần Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Áp thấp nhiệt đới đang ở phía Đông Bắc Philippines được dự báo sẽ sớm mạnh lên thành bão, rồi sẽ trở thành bão rất mạnh. Nó có đường đi dự báo khá gần Biển Đông, hiện chưa biết có đi vào Biển Đông hay không. Vậy nó có thể ảnh hưởng thế nào đến thời tiết nước ta?

Vùng áp thấp ở phía Đông Bắc Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) vào rạng sáng nay, ở Philippines gọi là Julian, còn Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Mỹ ký hiệu là 97W.

ATNĐ 97W đang có điều kiện thuận lợi để phát triển, bao gồm độ đứt gió thấp và nhiệt độ bề mặt nước biển cao (29 - 30oC), theo JTWC. Nó có thể mạnh lên thành bão ngay vào rạng sáng mai, và trở thành siêu bão (typhoon) vào đầu tuần tới, theo bản tin sáng nay, 27/9, của cơ quan khí tượng Philippines (PAGASA).

Dự báo sắp có bão mạnh đi gần Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta? ảnh 1

Vị trí của 97W (Julian) lúc sáng nay, 27/9. Ảnh: Zoom Earth, JMA, JTWC.

97W có đường đi khá vòng vèo, theo nhận định hiện tại của cả PAGASA và Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA). Nó sẽ đi theo hướng Nam - Tây Nam, rồi hướng Tây, rồi Tây Bắc, trước khi tăng tốc và đi về phía Bắc, trong khi đó sẽ trở thành siêu bão.

Dự báo sắp có bão mạnh đi gần Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta? ảnh 2

Dự báo của PAGASA trong bản tin 5h sáng nay (ký hiệu chữ T là bão rất mạnh). Ảnh: PAGASA.

JMA dự báo, khi thành siêu bão vào ngày 1 - 2/10, 97W sẽ có sức gió khoảng 126 km/h (cấp 12), gió giật 180 km/h (cấp 15).

Đây là ATNĐ đang được chú ý nhất trong khu vực vì nó không chỉ có khả năng phát triển mạnh mà còn có đường đi phức tạp, trong trường hợp nó đi theo đúng dự báo thì sẽ rất gần với phía Bắc của Philippines và cả Đài Loan (Trung Quốc). Ngoài ra, vùng mà 97W có khả năng đi vào bao gồm cả phía Bắc Biển Đông.

Dự báo sắp có bão mạnh đi gần Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta? ảnh 3

Dự báo của JMA cho thấy khu vực mà bão có khả năng đi vào bao gồm cả phía Bắc Biển Đông, mặc dù khả năng này không lớn. Ảnh: JMA.

Theo dự báo hiện tại thì 97W không ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta. Tuy nhiên, nó có thể đẩy không khí lạnh (sẽ về miền Bắc đầu tuần tới) xuống mạnh hơn. Vì vậy, đợt không khí lạnh sắp tới ở miền Bắc có thể sẽ kéo dài hơn một chút và các tỉnh thành miền Bắc sẽ có nhiệt độ thấp hơn một chút so với dự báo ban đầu.

Vì dự báo ATNĐ/ bão/ không khí lạnh càng xa thì độ chắc chắn càng thấp, nên người dân lưu ý thường xuyên theo dõi các bản tin chính thống, từ đó có cách chuẩn bị phù hợp cho những ngày thay đổi thời tiết.

Dự báo sắp có bão mạnh đi gần Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta? ảnh 7
MỚI - NÓNG
Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường: Sẻ chia, chữa lành tổn thương sau bão
Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường: Sẻ chia, chữa lành tổn thương sau bão
HHT - Với mong muốn chung tay san sẻ, nâng đỡ những em nhỏ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn... sau thiên tai, chương trình "Cùng Tiền Phong nâng bước em tới trường" hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân trên cả nước. Bão tố qua đi để lại hậu quả nặng nề, nhưng sự đoàn kết, chân thành, tình yêu thương của cộng đồng sẽ giúp xoa dịu, chữa lành phần nào mất mát của các em.
Đợt không khí lạnh kèm mưa sắp tới có thể khiến vùng núi phía Bắc xuống dưới 15 độ C
Đợt không khí lạnh kèm mưa sắp tới có thể khiến vùng núi phía Bắc xuống dưới 15 độ C
HHT - TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai cho biết, từ 29/9 -2/10, không khí lạnh sẽ tràn về bao phủ khu vực Tây Bắc kèm mưa. Nhiệt độ ở vùng núi phía Tây Bắc và phía Bắc có thể xuống mức 15 độ C hoặc thấp hơn trong quãng thời gian từ đêm 29/9 đến ngày 2/10.

Có thể bạn quan tâm

Mây trông như “phượng hoàng lửa” ở Sapa là hiện tượng gì, có báo hiệu gì không?

Mây trông như “phượng hoàng lửa” ở Sapa là hiện tượng gì, có báo hiệu gì không?

HHT - Hình ảnh những dải mây màu cam đỏ rực rỡ trên bầu trời Sapa được đăng và chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội, nhiều người nói trông giống hình “phượng hoàng lửa”. Từ đây, lại có một số người nói rằng mây như vậy là dấu hiệu của thời tiết cực đoan, thiên tai… Vậy thực ra đây là hiện tượng gì?