Du học sinh Việt tại Nhật được hỗ trợ nhiều nhất trong các quốc gia giữa dịch COVID-19

HHT - Khó khăn do cách ly xã hội, thời gian học tập bị gián đoạn hoặc kéo dài, mất thu nhập từ việc làm thêm... là tình trạng chung của du học sinh Việt trên khắp thế giới. Tuy nhiên, Nhật Bản có lẽ là quốc gia có những chính sách hỗ trợ tốt nhất dành cho du học sinh trong khủng hoảng kinh tế - xã hội này.

Trợ cấp lên tới 44 triệu đồng

Các trường học tại Nhật thường kết thúc năm học vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 để bắt đầu kì nghỉ Xuân, năm học mới thường khai giảng vào đầu tháng 4. Tuy nhiên, do sự bùng nổ của dịch bệnh COVID-19, các trường học buộc phải kéo dài kì nghỉ đến cuối tháng 5.

Giờ làm thêm của các du học sinh cũng bị giảm nhiều do COVID-19, thậm chí phải nghỉ tạm thời vì tình trạng không có khách, không có việc của các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn... Cuối cùng, chính phủ Nhật phải cho đóng cửa các trung tâm thương mại, cửa hàng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Du học sinh Việt tại Nhật được hỗ trợ nhiều nhất trong các quốc gia giữa dịch COVID-19 ảnh 1 Trung tâm thương mại ở ga Hakata (ga tàu điện lớn nhất đảo Kyushyu) đóng cửa vì COVID-19
Dù vậy, nhiều công ty vẫn cho nhân viên làm bán thời gian và nhận 25 - 60% lương. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật cũng trợ cấp cho công dân đang sống trên lãnh thổ Nhật và người nước ngoài có visa cư trú hợp pháp số tiền mỗi người 10.000 yên (khoảng 22 triệu đồng). Đối với du học sinh, mỗi người có thể nhận đến 20.000 yên (khoảng 44 triệu đồng) cho những ai đáp ứng đủ điều kiện do chính phủ đưa ra. 
Được giảm học phí, mua thực phẩm giá gốc, giới thiệu việc làm...

Các trường cao đẳng, đại học hỗ trợ cho du học sinh bằng nhiều hình thức như: Giảm học phí, phát gạo, đồ ăn, bán cơm phần cho du học sinh chỉ bằng 25% giá gốc, giới thiệu việc làm cho những bạn mất việc. Các nhà mạng viễn thông cũng đưa ra các gói sử dụng dịch vụ với giá rẻ cho các bạn du học sinh (tiền cước phí di động ở Nhật khá đắt đỏ).

Du học sinh Việt tại Nhật được hỗ trợ nhiều nhất trong các quốc gia giữa dịch COVID-19 ảnh 2 Thực phẩm do trường Fukuoka Foreign Language cung cấp cho du học sinh

Trong mùa dịch COVID-19, Nhật Bản cũng hạn chế tối đa việc xuất - nhập cảnh. Do đó, các du học sinh có mong muốn được hồi hương cũng gặp không ít khó khăn vì nếu tự mua vé máy bay cũng sẽ bị hủy. Trong trường hợp muốn trở về nước, mỗi người phải đăng kí theo đường link của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để trình bày nguyện vọng được về nước.

Hàng trăm đơn xin về nước được gửi mỗi ngày nhưng các chuyến bay thì không đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả. Vì vậy, các trường hợp đặc biệt như phụ nữ có thai, người già, trẻ em, người hết thời hạn lưu trú hay người có bệnh... sẽ được ưu tiên sắp xếp về trước.

Du học sinh Việt tại Nhật được hỗ trợ nhiều nhất trong các quốc gia giữa dịch COVID-19 ảnh 3 Các cửa hàng nằm trong trung tâm thương mại đều đóng cửa

Chưa thể tốt nghiệp vì COVID-19

Tâm sự với Hoa Học Trò Online, bạn Nguyễn Phú Hiếu (sinh năm 1999, Đà Nẵng), sinh viên năm nhất ngành Kinh tế trường Đại học Teikyo (Tokyo) chia sẻ: “Vừa chuyển đến Tokyo để chuẩn bị nhập học thì vừa trúng đợt bùng dịch, việc làm thì chưa có mà cũng chưa thể tìm việc mới, mình phải dùng số tiền tiết kiệm từ trước để trang trải sinh hoạt. Chưa quen ai cũng chưa quen nhịp sống ở đây, rồi vì sợ dịch nên mình chỉ ở trong nhà, khi nào đi siêu thị mới ra ngoài.

Vừa rồi trường mình có hỗ trợ giảm học phí mỗi người 5 man (khoảng 11 triệu đồng - P.V) và nhận được 10 man (khoảng 22 triệu đồng - P.V) trợ cấp của Nhật. Mình định tiêu tiết kiệm trong số tiền đó rồi đợi hết dịch hẳn mới xin việc làm lại, nếu mà cạn kiệt chắc mượn đỡ bạn bè, kêu ba mẹ cứu. Còn giờ học ở lớp thì mình học online, chỉ có 1 môn bắt buộc phải lên trường thôi”.

Du học sinh Việt tại Nhật được hỗ trợ nhiều nhất trong các quốc gia giữa dịch COVID-19 ảnh 4

Trường Aso (thuộc tập đoàn Aso) phát 2.5 tấn gạo cho du học sinh với thông điệp động viên: “Cùng nhau cố gắng để hướng đến ước mơ”

Bạn Phạm Hoàng Quân (1998, Hà Nội), sinh viên năm cuối ngành Kĩ thuật xây dựng, tài nguyên môi trường trường Đại học Quốc lập Kyushyu cho biết: “Lẽ ra tháng 4 năm nay tớ tốt nghiệp rồi nhưng vì dịch nên chắc dời lại đến tháng 8, trường tớ cho nghỉ 2 tháng nên tớ không làm thí nghiệm, không đi thực địa được. Còn việc làm thì giờ tớ nghỉ hẳn rồi, vừa vì dịch vừa lo làm luận án tốt nghiệp nên tớ muốn dành thời gian để làm cho tốt. Trường tớ có hỗ trợ mỗi người 3 man (khoảng 7 triệu đồng) cùng với tiền trợ cấp 10 man mà mọi người đều được nhận đấy. Tớ chỉ mong hết dịch nhanh để được tốt nghiệp rồi về Việt Nam.”

Hiện tại, việc kiểm soát dịch bệnh ở Nhật đã có chuyển biến tốt hơn. Các trường học dần hoạt động trở lại kết hợp hình thức học online, chia lớp thành từng nhóm nhỏ. Trước khi đến trường, học sinh phải đo thân nhiệt tại nhà, đến trường đo lại một lần nữa, tuân thủ việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào lớp. Các cửa hàng cũng đã được phép kinh doanh trở lại.

Du học sinh Việt tại Nhật được hỗ trợ nhiều nhất trong các quốc gia giữa dịch COVID-19 ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

ĐT Việt Nam kiểm soát bóng hơn 70% trong trận gặp ĐT Lào, cho thấy điều gì?

HHT - Trong trận đấu ĐT Lào - ĐT Việt Nam ở AFF Cup 2024, những con số thống kê đều nghiêng về phía ĐT Việt Nam, mà ấn tượng hơn cả là tỷ lệ kiểm soát bóng. ĐT Việt Nam kiểm soát bóng đến 73,8% thời gian, vượt trội so với 26,2% của ĐT Lào. Có phải kiểm soát bóng nhiều hơn là tốt hơn, hay con số này có thể nói lên điều gì nữa?