Dùng… áo chíp cũ để cứu những chú rùa – phương pháp mới quá bất ngờ!

Dùng… áo chíp cũ để cứu những chú rùa – phương pháp mới quá bất ngờ!
HHT - Có những cách “tái sử dụng” đồ dùng rất sáng tạo, vừa giúp tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường.

Một tổ chức bảo vệ động vật hoang dã đang chứng minh rằng, những chiếc áo chíp không chỉ hỗ trợ nữ giới, mà còn hỗ trợ cả những chú rùa có cái mai “bị thương” nữa.

Tổ chức Carolina Waterfowl, ở Indian Trail (North Carolina, Mỹ) hiện đang tái sử dụng áo chíp cũ bằng cách dùng cái móc và thun của những chiếc áo đó để níu những phần mai rùa bị nứt hoặc vỡ.

Có rất nhiều lý do khiến mai rùa bị nứt hoặc vỡ, phần nhiều là do bị máy cắt cỏ hoặc xe cộ va phải. Và phải mất từ 6-8 tuần thì mai rùa mới lành hẳn được. Việc dùng thun và móc “đính” lại những phần mai nứt vỡ sẽ giúp quá trình hồi phục của mai rùa được đẩy nhanh, tránh bị tổn thương thêm.

Mai rùa được “đính” bằng móc và thun của những chiếc áo chíp cũ.

Chỉ trong một tháng vừa qua, tổ chức Carolina Waterfowl đã “điều trị” cho 40 chú rùa/tuần, bằng cách dùng móc và thun của những chiếc áo chíp cũ. Với những chú rùa có mai bị vỡ quá nhiều, thì các nhà hoạt động môi trường phải dùng cả keo để gắn các mảnh vỡ lại.

Đây không phải là lần đầu tiên tổ chức Carolina Waterfowl đưa ra một giải pháp thông minh để điều trị y tế cho động vật hoang dã. Hồi tháng 4, tổ chức này đã kêu gọi mọi người đan những tổ chim bằng len và gửi tới, làm “chỗ ở” cho những chú chim con bị bỏ rơi hoặc bị thương.

Tổ chim bằng len để cứu những chú chim non.

Tổ chức Carolina Waterfowl đã đăng lên Facebook, mong nữ giới gửi những chiếc áo chíp cũ tới để họ tái sử dụng. Một vài trang tin tức cũng đã đăng bài về “kỹ thuật cứu rùa” sáng tạo này, và các “bác sĩ của động vật hoang dã” đã nhận được… quá nhiều áo chíp cũ! Vì vậy, họ thông báo rằng, để tiết kiệm, thì những chiếc áo chíp vẫn còn tốt sẽ được chuyển tới các quỹ từ thiện, còn họ chỉ dùng cái móc và thun của những chiếc áo không thể sử dụng nữa mà thôi.

Với những cách tái sử dụng như thế này, thì không chỉ động vật hoang dã được cứu giúp, mà môi trường cũng bớt rác thải, bạn nhỉ!

Theo GOOD NEWS
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

HHT - Các mô hình dự báo đang đưa ra những khả năng hơi khác nhau về đường đi của cơn bão số 1 (tên quốc tế là Wutip). Trong đó, nhiều mô hình đã nhận định bão số 1 sẽ đi lệch sang phía Tây nhiều hơn so với những dự báo ban đầu, tức là khả năng cơn bão này vào Vịnh Bắc Bộ đã tăng lên. Trong trường hợp đó, nó có thể ảnh hưởng thế nào đến thời tiết miền Bắc nước ta?
Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

HHT - Mưa dông ở miền Bắc có xu hướng giảm dần còn nhiệt độ có xu hướng tăng. Dự báo miền Bắc sẽ đón một đợt nắng nóng mới sau khi áp thấp nhiệt đới/ bão trên Biển Đông tan đi. Hà Nội lại có thể đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt, và như vậy là trong mấy tuần gần đây, cứ đến cuối tuần là thời tiết Hà Nội lại nóng căng thẳng.
ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

HHT - Vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Hiện tại các mô hình đã đi đến thống nhất trong dự báo rằng ATNĐ này có khả năng cao sẽ mạnh lên thành bão, nếu vậy đây sẽ là cơn bão số 1 năm 2025. Các dự báo cũng cho rằng ATNĐ này có thể ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.
Vùng áp thấp gần Philippines được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và mạnh lên

Vùng áp thấp gần Philippines được dự báo sẽ đi vào Biển Đông và mạnh lên

HHT - Một vùng áp thấp ở gần Philippines đang có xu hướng củng cố và mạnh lên. Hiện tại các mô hình lớn đã trở nên thống nhất trong dự báo rằng vùng áp thấp này sẽ đi vào Biển Đông và tiếp tục tăng cường độ. Những dự báo cụ thể thế nào, và trong trường hợp vùng áp thấp đi vào Biển Đông thì nó có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta không?