Đừng đợi đến một ngày nào đó…

Đừng đợi đến một ngày nào đó…
HHT - Nếu có thể làm được một việc gì đó tốt đẹp, dù nhỏ đến đâu, mong bạn hãy làm ngay – bởi vì thời điểm tốt nhất luôn chính là lúc này!

Một hôm, sau ca làm thêm, tôi quyết định tự thưởng cho mình bằng cách mua một chiếc pizza ở trung tâm thương mại làm bữa tối. Khi chuẩn bị ra về, tôi chợt nhìn thấy một cô gái ngồi dựa vào cái cột ở gần cửa bên ngoài trung tâm, mái tóc cô rối bù và lòa xòa che hết cả khuôn mặt; vóc dáng cô thì gầy gò, yếu ớt hơn cả một bà cụ.

Tôi quyết định đi qua cô ấy, bởi vì đó là điều mà hầu hết mọi người trong xã hội đều làm - chúng ta đi ngang qua những người mà mình không quen biết, đặc biệt là những người vô gia cư. Như thế sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta. Họ chỉ là một vài khuôn mặt trong đám đông - những khuôn mặt vô danh.

Nhưng không hiểu có điều gì đó khiến tôi quay lại. Tôi ngồi xuống bên cạnh, hỏi tên cô ấy, hỏi tại sao cô ấy phải đi ăn xin và sống lang thang như vậy. Hóa ra, bố mẹ cô ấy qua đời từ nhiều năm trước và cô ấy bị bệnh Lupus (bệnh ban đỏ hệ thống). Cô ấy không có việc làm, thực ra là không thể làm việc do khuyết tật của mình, và hàng ngày, cô sống ở bất kỳ nơi nào có thể trú chân. Cô ấy 22 tuổi. Cô ấy từng ở trong nhà tạm, nhưng ở đó, cô ấy bị lạm dụng. Thỉnh thoảng, cô ấy trú tạm trong trung tâm thương mại vào những ngày quá lạnh, nhưng đây cũng không phải là nơi dành cho cô bởi vì một số nhân viên bảo vệ khó tính sẽ bắt cô tránh thật xa.

Tôi là một trong những người từng tin rằng xã hội có một hệ thống hoàn chỉnh để hỗ trợ những người gặp khó khăn. Một cách lý tưởng, tôi muốn tin như thế. Bởi như vậy, tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Nói cho cùng, tôi cũng có những lo lắng riêng của mình cơ mà. Tôi từng nghĩ rằng một ngày nào đó tôi sẽ giúp đỡ họ. Có thể một ngày nào đó, tôi sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Có thể một ngày nào đó, hệ thống hỗ trợ xã hội sẽ giúp đỡ họ. Nhưng khi tôi gặp cô gái ấy, tôi tự nhủ: Sẽ thế nào nếu ai cũng nghĩ như tôi? Sẽ thế nào nếu không ai giúp cô ấy cả? Sẽ thế nào nếu hệ thống nào đó của xã hội lại không biết đến sự có mặt của những người như cô ấy? Sẽ thế nào nếu tôi không bao giờ kiếm được rất nhiều tiền để có thể giúp người khác? Sẽ thế nào nếu cô ấy còn chẳng tồn tại đủ lâu để nhìn thấy “một ngày nào đó” ấy?

Đừng chờ đợi đến “một ngày nào đó” thì mới làm những điều tốt, bạn nhé.

Nên tôi gạt hết những suy nghĩ đầy lý trí như là “mình có thể giúp cô ấy được một lần này, còn ngày mai thì sao, cũng chẳng ăn thua gì cả”. Tôi chẳng quan tâm đến việc ngày mai thì sẽ thế nào. Tôi đưa cho cô ấy một nửa chiếc pizza và toàn bộ số tiền tôi đang có trong túi. Khi một nhân viên bảo vệ đến, tôi đề nghị anh ấy gọi điện cho một trung tâm bảo trợ xã hội – và anh ấy đã làm theo, để nhờ ai đó đến đón cô ấy về trung tâm, thay vì chỉ đuổi cô ấy đi như mọi khi.

Tôi chia sẻ lại câu chuyện này không phải để mình làm tấm gương. Tôi chỉ muốn nói rằng, chúng ta đừng đợi đến “một ngày nào đó” để giúp đỡ người khác. Bây giờ chính là “một ngày nào đó” đấy. Không phải ngày mai, không phải tuần sau, không phải năm sau. Bởi vì, những món đồ vật chất mà bạn có thể rất coi trọng cũng không thể tồn tại mãi mãi và đem lại cho bạn hạnh phúc lâu dài (cho dù đôi khi bạn có thể nghĩ như thế). Chỉ khi bạn nghĩ vượt ra bên ngoài bản thân mình và giúp đỡ người khác, thì hạnh phúc của bạn mới lâu dài và lan tỏa. Vì vậy, nếu bạn có thể làm điều gì đó, dù nhỏ, để giảm đi nỗi đau của người khác, để người khác bớt phải chịu đựng đi, dù chỉ một chút, thì hãy làm. Đừng đợi đến một ngày nào đó xa vời. Hãy để ngày đó chính là hôm nay.

Theo INTERNET
MỚI - NÓNG
Giải Golf - Vì Tài năng trẻ Việt Nam 2024: Hướng đến các giá trị cao đẹp vì cộng đồng
Giải Golf - Vì Tài năng trẻ Việt Nam 2024: Hướng đến các giá trị cao đẹp vì cộng đồng
HHT - Bà Đặng Thị Phương Thảo - Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết, Tiền Phong Golf Championship là một giải đấu bài bản, uy tín. Điều này thể hiện ở những nhà đồng hành chung thủy, nhìn thấy ở báo Tiền phong trách nhiệm và sự chuyên nghiệp, đồng thời luôn hướng đến các giá trị cao đẹp vì cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Một thời để nhớ: Một chút khiếm khuyết bên ngoài không thể ngăn cản ai đó tỏa sáng

Một thời để nhớ: Một chút khiếm khuyết bên ngoài không thể ngăn cản ai đó tỏa sáng

HHT - Ngay từ nhỏ xíu, tay phải Hòa đã bị tật. Mọi thứ nó đều làm bằng tay trái. Thế nhưng, nó viết bài nhanh chẳng kém ai. Trực nhật, nó cũng chẳng cần ai giúp. Còn giờ ra chơi, thấy nó bắn bi, đánh cầu lông bằng một tay thì mới thật là dễ nể. Nhưng nuôi một con cún nhỏ xíu đâu phải chuyện giỡn chơi...
Cuốn sách nâng trình kể chuyện "đỉnh chóp" cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ

Cuốn sách nâng trình kể chuyện "đỉnh chóp" cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ

HHT - Trong thế giới tràn ngập thông tin hiện nay, việc thu hút chú ý và truyền tải thông điệp trở thành thách thức không nhỏ, nhất là với các nhà sáng tạo nội dung thế hệ mới. Trong quyển sách "Kể chuyện hay là chết", tác giả Lisa Cron đã đưa ra nhiều chiến lược hữu ích giúp bạn tạo ra những câu chuyện đầy sức hút.