Fan UNO vào mà xem! Nhà sản xuất xác nhận không có luật chơi cộng dồn lá +4 hoặc +2

Fan UNO vào mà xem! Nhà sản xuất xác nhận không có luật chơi cộng dồn lá +4 hoặc +2
HHT - Ai là fan cứng của UNO chắc chắn sẽ hiểu được cảm giác "tình cảm tan rã" khi những con số cộng dồn cứ từ từ lớn dần lên

Tình cảm anh chị em, tình bạn, tình đồng nghiệp,... tất cả đều sẽ bị đánh bại bởi 7 lá bài UNO và cùng những nguyên tắc "nghiêm khắc": ai hết bài đầu tiên sẽ chiến thắng. Chính vì qui tắc này, nhiều người đã chọn cách cộng dồn các lá bài để người tiếp theo khó có cơ hội kết thúc trò chơi.

Ảnh: UNILAD

Sự xuất hiện của những dấu cộng "quyền lực" luôn làm cho độ căng thẳng của người chơi "dâng cao". Cảm giác trên tay chỉ còn 1 lá UNO duy nhất và ngay sau đó nhận liên tiếp những lá +2, +4, con số cộng cứ thế tăng lên... Số lá bài mà người "xấu số" có thể bị bốc có khi lên đến 20 lá và có khi hơn.

Tuy nhiên, phía nhà sản xuất UNO đã chính thức lên tiếng để làm sáng tỏ luật chơi cộng dồn mà từ trước đến nay mọi người đều... không hề biết đến. Cụ thể, trên Twiiter của mình, nhà sản xuất UNO đã nói rằng người chơi không được áp dụng luật cộng dồn như thế. Bên cạnh đó, họ cũng đã công bố luật chơi đúng và mong muốn người chơi sẽ "tuân theo".

Ảnh: Twitter

"Nếu ai đó đặt lá +4 xuống, bạn phải rút 4 lá và lượt của bạn bị bỏ qua. Điều này cóa nghĩa rằng bạn không thể đặt xuống tiếp lá +2 hay +4 nào khác để "hại" người tiếp theo. Chúng tôi biết, bạn đã từng chơi như vậy. #UNO"

Trên thực tế, nếu chẳng may bị "chặn" bởi lá +4, bạn vẫn có thể suy nghĩ một cách tích cực rằng: tôi đang có một bộ bài "phong phú" hơn, tuy nhiên bạn vẫn bị mất lượt xuống bài của mình. 

Ảnh: LBVN

Ngay sau khi thông báo luật chơi chính thức trên Twitter, thông tin này của UNO đã nhận được hơn 1300 lượt bình luận, đa số đều là những lời "phẫn nộ" vì họ không thể chấp nhận sự thật này. Tuy nhiên, theo một cách khách quan mà nói, luật chơi chính thức này có thể khiến sự căng thẳng giảm đi được phần nào vì bạn không còn bị "dồn vào đường cùng" khi phải rút tiếp 16, 18 hay thậm chí là 20 lá bài.

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

Liệu bão số 1 Wutip có vào Vịnh Bắc Bộ không và có thể gây ảnh hưởng thế nào?

HHT - Các mô hình dự báo đang đưa ra những khả năng hơi khác nhau về đường đi của cơn bão số 1 (tên quốc tế là Wutip). Trong đó, nhiều mô hình đã nhận định bão số 1 sẽ đi lệch sang phía Tây nhiều hơn so với những dự báo ban đầu, tức là khả năng cơn bão này vào Vịnh Bắc Bộ đã tăng lên. Trong trường hợp đó, nó có thể ảnh hưởng thế nào đến thời tiết miền Bắc nước ta?
Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

Miền Bắc sắp tăng nhiệt, Hà Nội có thể lại đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt

HHT - Mưa dông ở miền Bắc có xu hướng giảm dần còn nhiệt độ có xu hướng tăng. Dự báo miền Bắc sẽ đón một đợt nắng nóng mới sau khi áp thấp nhiệt đới/ bão trên Biển Đông tan đi. Hà Nội lại có thể đạt mức nắng nóng đặc biệt gay gắt, và như vậy là trong mấy tuần gần đây, cứ đến cuối tuần là thời tiết Hà Nội lại nóng căng thẳng.
ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

ATNĐ có thể thành bão số 1 ở Biển Đông, liệu có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta?

HHT - Vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông. Hiện tại các mô hình đã đi đến thống nhất trong dự báo rằng ATNĐ này có khả năng cao sẽ mạnh lên thành bão, nếu vậy đây sẽ là cơn bão số 1 năm 2025. Các dự báo cũng cho rằng ATNĐ này có thể ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.