Gác niềm riêng giữ vững tuyến đầu, về thăm con chỉ đứng nhìn từ xa

0:00 / 0:00
0:00
TP - “Để yên tâm công tác, mình gửi con về nhà ngoại. Lâu lâu nhớ con, mình chạy về thăm nhưng chỉ đứng nhìn từ xa và ngắm một lát rồi đi…”.

Đó là nỗi niềm của chị Phan Thị Thái - Bí thư Đoàn xã Đắk Sin (huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông) - tình nguyện viên đang làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch Cai Chanh, khi chia sẻ với PV Tiền Phong.

Chỉ đứng từ xa ngắm con

Hơn 1 tháng qua, chị Phan Thị Thái - Bí thư Đoàn xã Đắk Sin không thể về với con. Ngay cả những lúc con bị sốt, chị chỉ biết gọi điện thoại trò chuyện với bé được vài phút. Chị Thái là một trong những tình nguyện viên đầu tiên tham gia chốt kiểm soát dịch Cai Chanh (xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp).

Những đợt đầu, dịch bệnh chưa phức tạp, chốt kiểm soát hoạt động một thời gian rồi dừng. Tuy nhiên, khi làn sóng COVID-19 thứ 4 ập đến, chốt Cai Chanh được thiết lập trở lại, hoạt động liên tục từ sau dịp lễ 30/4 đến nay.

“Đặc biệt, những ngày gần đây, lượng người từ các tỉnh phía Nam như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… trở về Tây Nguyên tăng đột biến. Có ngày trên 10.000 lượt người qua chốt. Tình nguyện viên áo xanh và các lực lượng khác như y tế, công an, dân phòng… đều căng mình làm việc 24/24 giờ”, chị Thái chia sẻ.

Theo chị Thái, không riêng chị mà còn bạn trẻ khác nơi tuyến đầu gác niềm riêng để làm tròn nhiệm vụ. “Để yên tâm công tác, mình gửi con về nhà ngoại. Lâu lâu nhớ con, mình chạy về thăm nhưng chỉ đứng nhìn từ xa và ngắm một lát rồi đi. Mỗi ngày mình tiếp xúc với hàng trăm người về từ các tỉnh có dịch bệnh phức tạp, bởi thế, để an toàn cho gia đình và những người xung quanh, mình không dám đi đâu, tiếp xúc gần với ai. Mình chỉ mong dịch dã nhanh qua để về với con”, chị Thái nói.

Xung phong khi tỉnh nhà cần

Nhiều tháng qua, anh Y Phong Ê ban - Bí thư Đoàn xã Hòa Phú (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) nợ cậu con trai đầu câu hỏi: “Khi nào bố đón con về?”. Anh Y Phong bám chốt kiểm soát dịch từ khi COVID-19 xuất hiện. Đó cũng là khoảng thời gian anh Y Phong xa con và chủ động “cách ly” với gia đình và nhiều người xung quanh.

Gác niềm riêng giữ vững tuyến đầu, về thăm con chỉ đứng nhìn từ xa ảnh 1

Anh Y Phong Ê ban - Bí thư Đoàn xã Hòa Phú hướng dẫn người dân khai báo y tế


“Các bạn làm việc rất tích cực, có trách nhiệm, cùng các lực lượng khác tham gia nhiều hoạt động phòng, chống dịch hiệu quả, đặc biệt là làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dịch Cai Chanh”.

Anh Tôn Đức Bảo, Phó Bí thư Huyện Đoàn Đắk R’lấp (Đắk Nông)

Do lượng người đổ về đông, nhất là chiều tối, thậm chí có thời điểm lên tới nghìn người, một ca trực chỉ có 24 người quay cuồng với công việc, từ phân luồng giao thông, đo thân nhiệt, đến hỗ trợ khai báo y tế… “Ban chỉ đạo phòng chống dịch có bố trí chỗ nghỉ ngơi cho các thành viên. Tuy nhiên, do lượng người về quá đông, nên có người vừa chợp mắt đã dậy làm việc, có người mệt lả đi, tranh thủ chợp mắt tại chỗ”, anh Y Phong cho biết.

Anh Tôn Đức Bảo, Phó Bí thư phụ trách Huyện Đoàn Đắk R’lấp (Đắk Nông) cho biết, từ khi thành lập chốt, Huyện Đoàn kêu gọi các cán bộ, đoàn viên trên địa bàn huyện tham gia và chia làm 2 ca (mỗi ca 4 người, làm việc 12 giờ) làm nhiệm vụ vận động người dân cài đặt các ứng dụng Bluezone, NCOVI và hỗ trợ khai báo y tế (bằng mã QR, khai báo hộ và khai báo bằng giấy viết tay)…

Sau ngày 13/7, do lượng người từ các tỉnh phía Nam về quá đông nên Huyện Đoàn và Tỉnh Đoàn Đắk Nông vận động, tăng cường thêm tình nguyện viên. Ngày cao điểm, có tới 18 tình nguyện viên tham gia. Mỗi tình nguyện viên có hoàn cảnh, công việc riêng, song với tinh thần của tuổi trẻ, khi tỉnh nhà cần đều nhiệt tình tham gia.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.