Gen Z quốc tế nghĩ gì về "nút Like": Đã lỗi thời, nên thay bằng các biểu tượng khác!

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Với một bộ phận Gen Z quốc tế, việc thả biểu tượng "like" trong bình luận hay tin nhắn đồng nghĩa với việc muốn gây sự, tỏ thái độ không vừa lòng với đối phương.

Nút "Like" - một trong Top 10 biểu tượng bị Gen Z chán ghét

Trên hai tờ báo The Daily Mail The New York Post, một cuộc khảo sát đã được tổ chức. Thông qua các câu hỏi phỏng vấn ngắn, Gen Z đã chọn ra một danh sách 10 emoji nên bị tẩy chay (cancel) vì chúng đã lỗi thời, hoặc mang thông điệp xấu, bao gồm: 👍, ❤️, 👌, ✅, 💩, 😭, 🙈, 👏, 💋, 😬.

Trên diễn đàn mở Reddit, người dùng u/Dry_Interaction6220 đã đăng tải trạng thái với tựa đề "Có phải tôi không đủ lớn để cảm thấy dễ chịu với emoji ‘like’?” (Am I not adult enough to be comfortable with the "thumbs up" emoji reaction?). Cụ thể, bài viết đã chia sẻ về trải nghiệm ở nơi làm việc khi liên tục nhận được phản hồi bằng biểu tượng like của đồng nghiệp.

Đa số mọi người ở công ty đều sử dụng biểu tượng like mỗi khi nhận được tin nhắn. Riêng cô lại chọn cách trả lời bằng cách thả tim hoặc nhắn “Tuyệt vời!”, “Cảm ơn”. Ở bên dưới phần bình luận, nhiều người dùng đã tỏ ra đồng tình với tài khoản này và cho rằng thả biểu tượng like là một việc quá lỗi thời và chỉ dành cho người già.

Gen Z quốc tế nghĩ gì về "nút Like": Đã lỗi thời, nên thay bằng các biểu tượng khác! ảnh 1

"Nút like" có khá nhiều ý nghĩa tiêu cực với thế hệ trẻ. Ảnh: Giphy.

Nhiều tài khoản khác dưới phần bình luận còn cho rằng giới trẻ hiện nay xem biểu tượng like là cách thể hiện thái độ thù địch, bất mãn (?!). Nên nếu có người gửi biểu tượng này, đa số người trẻ sẽ cảm thấy người đó bất lịch sự. Những biểu tượng like được các đồng nghiệp Gen X, Gen Y ưa chuộng và đông đảo người trẻ cho biết họ mất khá nhiều thời gian để làm quen với việc này, cố không nghĩ rằng đồng nghiệp đang "xấu tính".

Thích nghi cùng sự khác biệt thế hệ

Tại Việt Nam, nhiều người dùng thuộc thế hệ Z, dù không gặp vấn đề với biểu tượng like, cũng đang dần hạn chế dùng biểu tượng này khi tương tác trên mạng xã hội hay khi đang nhắn tin với bạn bè.

Phan Tấn Tài (18 tuổi) cho biết, thay vì dùng like, cậu bạn sẽ ưu tiên "thả tim" hơn, vì biểu tượng này có thể truyền tải năng lượng tích cực hơn.

Phương Đông (22 tuổi) chia sẻ việc sử dụng biểu tượng sẽ tùy thuộc vào môi trường sử dụng. "Nếu đang làm việc, mình sẽ dùng biểu tượng like như một cách để thể hiện sự nghiêm túc, lúc nói chuyện với bạn bè sẽ dùng đa dạng các icon khác thoải mái hơn."

Gen Z quốc tế nghĩ gì về "nút Like": Đã lỗi thời, nên thay bằng các biểu tượng khác! ảnh 2

Thay vì dùng nút like, nhiều người chọn tin nhắn như một cách để phản hồi. Ảnh: Getty Images.

Kim Anh (25 tuổi) cho rằng, thay vì sử dụng các biểu tượng cảm xúc, chúng ta có thể dùng lời để bày tỏ với nhau. "Có vẻ mọi người quá lười để có thể trả lời tin nhắn một cách nghiêm túc. Việc gửi các biểu tượng cảm xúc sẽ khiến người nhận cảm thấy mơ hồ, không rõ ý của đối phương. Bên cạnh đó, icon này cũng cho thấy có thể người gửi đã vô ý nhấn nhầm thay vì thực sự đồng ý với tin nhắn của đối phương."

Còn bạn, bạn nghĩ sao về những ý kiến trên? Bạn sẽ nhấn like hay thả tim cho bài viết này?

Gen Z quốc tế nghĩ gì về "nút Like": Đã lỗi thời, nên thay bằng các biểu tượng khác! ảnh 6
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Video sông cuồn cuộn sóng ở Thượng Hải cho thấy sức mạnh của bão Bebinca

Video sông cuồn cuộn sóng ở Thượng Hải cho thấy sức mạnh của bão Bebinca

HHT - Khi cơn bão Bebinca vừa đi qua Thượng Hải (Trung Quốc), những video được ghi lại trong cơn bão này đang được đăng và chia sẻ nhanh chóng trên mạng. Những hình ảnh đó cho thấy con sông cuộn sóng dữ dội, người đi đường bám vào cây để khỏi bị gió cuốn bay…, như một lời nhắc nhở rõ ràng về sức mạnh của thiên nhiên.