HHT - Ngay từ nhỏ xíu, tay phải Hòa đã bị tật. Mọi thứ nó đều làm bằng tay trái. Thế nhưng, nó viết bài nhanh chẳng kém ai. Trực nhật, nó cũng chẳng cần ai giúp. Còn giờ ra chơi, thấy nó bắn bi, đánh cầu lông bằng một tay thì mới thật là dễ nể. Nhưng nuôi một con cún nhỏ xíu đâu phải chuyện giỡn chơi...
HHT - Bươn bả khắp nơi để xoay ra tiền ra gạo cho má, cho em có cái ăn cái học, anh Hai tui gầy sắt, nhỏ hoài, làm như vóc dáng mãi ở lại tuổi 15, không bao giờ cao lên được nữa.
Bài làm của Hóa chỉ được 3 điểm. Rất khó khăn, tớ ghi số 8 vào sổ. Chợt, tớ nhận ra một cách có thể làm tớ bớt áy náy: Tớ ghi cho Hóa thêm 5 điểm, thì tớ phải tự bớt đi 5 điểm của mình. Lần đầu tiên trong đời làm điều khuất tất, tớ run cầm cập.
HHT - Tôi lớn lên, đeo bao nhiêu đôi bông đẹp đẽ. Mỗi lần nhìn Bửu, cậu bạn giờ học cùng lớp 11, tôi hay liếc vội một bên dái tai của cậu. Bửu chẳng đeo khuyên. Với tôi, cái dấu xuyên nhỏ xíu kia chính là dấu khắc của tình bạn.
HHT - Lúc nó thò đầu qua ô lấy vé, tớ giật mình. Tóc nó cắt ngắn, cháy khét. Bao quanh mắt, khoảng da trắng hơn mấy chỗ khác khiến nó trông giống hệt một... con quái vật biển. Thú thiệt, chưa bao giờ tớ thấy một con nhỏ nào xấu xí đến thế.
HHT - Nắng chuyển mùa chớm hè làm tôi nhớ thiết tha cái bóng mát nơi gốc điều. Nhớ mùi hương thoang thoảng của trái điều chín, thèm tô canh điều má nấu, và những món ăn khắc dấu mãi tuổi ấu thơ.
HHT - Ngay chiều hôm đó, dì Tư xăm xăm đi kiếm cây kéo. Dì nói cạo trọc cho tui, hết tóc thì chí sẽ hết sạch. Tui khóc nức. Thằng Dừa nắm tay dì Tư, van xin: "Không có tóc, Bé Ba xấu hoắc à. Dì Tư đừng xuống tay, tội nghiệp. Để con kiếm cách khác..."
HHT - Sau này, tui nghe ba kể món thịt chuột đồng dưới quê rất quý giá, chỉ dành đãi khách quý. Thế mà tui nỡ lòng giận nhỏ Bé Tư. Có lẽ không chỉ là đôi mắt, đôi tai, mà tâm hồn tui phải mở thật rộng, mới có thể biết một người bạn thương quý mình đến mức nào...
HHT - Ba Bánh Cam mất sớm, má nó làm các loại bánh bột chiên, bỏ mối cho những người bán dạo. Có lần, Bánh Cam xách theo bọc bánh, mời bạn bè trong lớp. Mọi người xúm vô ăn. Mấy chục bánh nóng hổi hết sạch. Tới lúc đó, Bánh Cam mới dõng dạc: “Mỗi cái bánh 500 đồng. Trả tiền cho tui nha!”. Tụi bạn chưng hửng ngó nhau.
Dù mới bé choắt, tui bắt đầu nghĩ tới chuyện kiếm tiền. Ở bên kia cầu có xưởng chế biến tôm khô. Khi hàng về, các bà các chị rảnh rang thường chạy qua đó, lãnh tôm lột vỏ. Một hôm, canh lúc bố ngủ, mẹ không có nhà, tui làm liều chạy qua đó.
Đậu Ván vẫn ít nói, vẫn đeo kính và có lẽ vẫn mơ làm bác sĩ. Tớ nghĩ chẳng nghề nào hợp với cậu ấy hơn thế. Bởi những người có tính thương yêu thực sự, chẳng cần phô diễn ồn ào, luôn sẵn lòng cứu giúp những vật nhỏ nhất như Đậu Ván sẽ làm được rất nhiều điều tốt lành cho cuộc sống này.
Tui và nhỏ Vân giờ đã lớn. Tiệm sách cho thuê cũng dẹp rồi. Tôi vẫn nhớ hoài các câu chuyện đọc thời niên thiếu đã phủ lên tuổi thơ những tia sáng lấp lánh của trí tưởng tượng, xóa đi hình ảnh vất vả của nhà dột, của những đồng bạc lẻ...
HHT - Cuộc thi "mở mắt to" diễn ra vào buổi sáng. "Lính lác" đứa nào cũng quả quyết rằng tên bạn ruột của mình mắt to hơn cả. Bỗng dưng, thằng Hậu hét lớn: "Mắt to nhất là nhỏ Mai! Nhỏ Mai!". Hậu nhảy tới, ra sức "chào hàng" mắt tớ: "To dễ sợ chưa! Còn lớn hơn hai cái hột nhãn!".
HHT - Bà nội có mấy đồ gốm sứ xếp lớp lang trong tủ kiếng. Lạ nhất là một cái bình, màu trắng, nhưng nếu soi lên nắng trời sẽ thấy một đôi rồng in trong lòng bình. Nội nhắc chừng: "Nhẹ tạy với mấy thứ quý giá này. Coi chừng bể là tội lắm đó nghen Thi!".
HHT - Với mấy tấm ảnh "tư liệu" đó trong tay, thêm kỹ xảo vi tính, tụi nó biến hóa tui từ mặc quần tắm thành... cuổng trời mấy hồi. Càng nghĩ, tui càng đau! Tưởng tượng tất cả tụi con gái đã chuyền tay nhau bức hình "nóng" cười rúc rích, tui ngã vật xuống chiếu, nằm xụi lơ.
HHT - Bao nhiêu năm qua đi, nhưng tớ vẫn nhớ từng chi tiết các máy hát và radio cũ. Tập sửa chữa chúng, dưới sự bảo ban của Nội, tớ còn tự sửa bản thân, học thêm bao nhiêu điều quý giá ở đời.
HHT - Vào những năm hai ngàn lẻ mấy đó, tôi nhớ rằng niềm hạnh phúc và háo hức của chị em tôi là khi được nhận cả tập báo Hoa Học Trò mà chị tôi nhờ ông ngoại gửi về.
HHT - Cháu biết, bà nhớ ông rồi, ngày nào cũng rất nhớ. Chắc là bà đã mơ thấy ông mỗi đêm. Nhưng cháu vẫn còn nhỏ mà bà, vẫn ngờ nghệch và hay đau ốm. Cháu muốn được ăn với bà thêm thật nhiều bữa cơm, được ôm bà ngủ những ngày trời lạnh như thế này.
HHT - Hồi đó, tôi cứ nghĩ má là nàng tiên thứ chín bị mất đôi cánh phải ở lại trần gian. Tôi tìm trong tủ quần áo xem ba có giấu đôi cánh nào của má, tôi sẽ đem đi đốt để má khỏi bay về trời.
HHT - Mình thấy trên đời có nhiều mối quan hệ diệu kỳ ghê, như chị em gái với nhau. Có một người chị - em giống như có thêm một người bạn vậy. Lúc buồn có người để mình kể lể, hay khi vui cũng có đứa để đèo nhau đi mua ly trà sữa trân châu…
HHT - Bà dặn mẹ cẩn thận rằng, phải đưa nó cho tôi, bảo tôi lấy nó để mua điện thoại mới. Số tiền tuy chẳng có nhiều, cũng chưa đủ để mua một chiếc điện thoại, nhưng là tất cả mà bà nội dành dụm.
HHT - Cả một đời, có lẽ mẹ là người duy nhất luôn sẵn sàng chờ đợi tôi. Mẹ chờ tôi xuất hiện trong bụng mẹ, chờ chín tháng mười ngày đến lúc tôi sinh ra. Mẹ chờ đến lúc tôi biết bò, biết ngồi để mẹ tranh thủ làm việc nhà sớm hơn một chút. Mẹ chờ tôi biết nói để gọi một tiếng “Mẹ”.
HHT - Tôi nghe thấy tiếng ba gọi. Rồi tôi luồn qua dòng người để đến nơi phát ra tiếng gọi, tôi sợ tôi bị ảo giác. Cứ mỗi lần ông xuất hiện rồi biến mất, tôi sợ một lúc nào đó ông sẽ không gặp tôi nữa.
HHT - Nhìn em gái đạp chiếc xe đạp mới mua từng vòng ngắn, tôi vui và tự hào. Này em gái nhỏ của tôi, nhìn xem, em có thể tự mình chạy xe không cần chỉ dạy nữa. Mong em cứ vui vẻ như vậy mà trưởng thành.
HHT - Bé Mí thích cúp điện lắm, vì có thể đu lên cửa sổ để hóng một bóng trăng đã bị đèn điện lu mờ. Nhưng điều khiến bé Mí vui nhất là mẹ không còn ngồi bên máy tính nữa mà có thể kể thêm vài chuyện cho Mí nghe.
HHT - Những khi có chuyện buồn không thể giãi bày cùng ai, hay đôi lúc chỉ là cần một hai ngày yên tĩnh để suy nghĩ thấu đáo về một chuyện gì đó, tôi lại bắt một chuyến tàu đêm để về nhà.
HHT - Con chợt nhận ra thời gian chẳng chờ đợi ai, thoắt cái bố đã già rồi. Cả một quãng đời phải suy nghĩ quá nhiều cho công việc, phải đánh đổi nhiều thứ, phải hi sinh một vài điều để cuộc sống gia đình được tốt lên.