“Giải mã” các giải Nobel khoa học siêu dễ hiểu nhờ “Tiến sĩ Biết tuốt” Dr.Giáp

“Giải mã” các giải Nobel khoa học siêu dễ hiểu nhờ “Tiến sĩ Biết tuốt” Dr.Giáp
HHT - Bạn biết không, "Hạt của Chúa" từng được nhà khoa học Leon Lederman gọi là... “hạt chết tiệt” (Goddamn particle), vì các nhà khoa học đã phải mất tới 48 năm mới tìm ra nó...

Chuyện kể rằng ở trong một căn biệt thự nhỏ ở ngoại ô Hà Nội có tồn tại một phòng thí nghiệm đặc biệt có hình con rùa, tên là G-Lab. Đây chính là “đại bản doanh” của Dr.Giáp với siêu máy tính cực “khủng” Tà Kẻng được kết nối với các trung tâm khoa học lớn trên thế giới, robot Kà Tưng - cũng là một siêu máy tính được trang bị trí tuệ nhân tạo và Ti vi BT - một chiếc ti vi thông minh có trí tuệ nhân tạo, cứ thích nhận mình là Biết Tuốt.

Mặc dù bên cạnh luôn có những “trợ lý” thông minh có thể tính toán siêu nhanh, cái gì cũng biết, nhưng nhiều lúc Dr.Giáp cũng phải đau đầu trước những câu hỏi của  - cô con gái yêu thích khoa học, đang học lớp 10. Lúc nghe tin giải Nobel Vật lí năm 2013 được trao cho hai nhà khoa học đã tìm ra “Hạt của Chúa”, đã tin rằng Chúa tồn tại, báo hại cho Dr.Giáp nhức hết cả não tìm ra cách lý giải cho con gái về hạt Higgs (vẫn còn được biết tới là “Hạt của Chúa”).

Mà bạn biết không, hạt này từng được nhà khoa học Leon Lederman gọi là... “hạt chết tiệt” (Goddamn particle) đấy. Lý do là vì các nhà khoa học đã phải mất tới 48 năm mới tìm ra nó. Nhưng sau này để bớt khiếm nhã, tên gọi đã bị sửa lại thành “hạt của Chúa” (God particle) và được phổ biến đến giờ. Thú vị chưa nào!

Các bạn nhỏ mê khoa học, chắc chắn sẽ thích thú nhân vật Dr.Giáp

Theo dõi những cuộc trò chuyện đầy hấp dẫn giữa cha con Dr.Giáp xuyên suốt hai tập trong bộ sách Trò chuyện khoa học 4.0 của NXB Kim Đồng, chắc chắn các bạn tween và teen sẽ khám phá được rất nhiều những câu chuyện hay ho đằng sau những giải Nobel khoa học.

Nếu như Gọi tên Hạt của Chúa giúp các bạn nhỏ hiểu thêm về nguyên tử, hạt Higgs, cũng như lý do đã giúp hai nhà khoa học Peter HiggsFrancois Englert giành được giải Nobel Vật lý 2013, thì Con mèo của Schrodinger và Quả táo của Newton lại diễn giải một cách dễ hiểu về công trình đạt giải Nobel Hóa học 2013.  

Nhờ những tò mò hết sức “hợp lý” của , cùng các ví dụ sinh động của Dr.Giáp, các độc giả nhỏ tuổi sẽ dễ hiểu hơn về lực hấp dẫn, sóng, hạt, giao thoa ánh sáng, lý thuyết của Newton cũng như bước đầu tìm hiểu về cơ học lượng tử.

Chính Tiến sĩ Vật lý Giáp Văn Dương - “nhân vật đứng sau” Dr.Giáp, trong buổi giới thiệu các cuốn sách của mình, đã chia sẻ rằng anh muốn mang giải Nobel đến gần hơn với các bạn học sinh từ 9-16 tuổi, giúp các bạn tween, teen hiểu được những công trình đạt giải, cách các nhà khoa học đã nghiên cứu, cũng như những câu chuyện hậu trường thú vị nên đã chấp bút viết Gọi tên Hạt của Chúa, Con mèo của Schrodinger và Quả táo của Newton.

Dr.Giáp (áo trắng) mong muốn sẽ mang thêm nhiều kiến thức STEM dành cho độc giả nhí

Không chỉ đề cập đến khoa học, qua những cuộc trò chuyện trong G-Lab cũng như trên bàn trà của gia đình Dr.Giáp, các cuốn sách còn đề cập đến nhiều khía cạnh của cuộc sống đáng phải suy ngẫm, ví như nhân vật thông minh kiệt xuất như Tà Kẻng, Kà Tưng, Tivi BT - tuy làm được những phép tính siêu tốc, mô phỏng siêu nhanh nhưng lại chẳng hiểu mình là ai, tại sao phải học, tình yêu là gì.

Suy cho cùng, hành trình khám phá khoa học cũng chính là hành trình khám phá cuộc sống, khám phá chính mình, để chúng ta làm chủ công nghệ, chứ không phải là những "nô lệ" của những tiện ích công nghệ cao trong thời đại 4.0

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm