Giải mã những "thâm cung bí sử" về Nguyệt san

Giải mã những "thâm cung bí sử" về Nguyệt san
HHT - Những câu chuyện “thâm cung bí sử” về người bạn hằng tháng của con gái sẽ được giải đáp tất tần tật.

Có phải do triệu chứng tiền Nguyệt san làm phe XX “xuống sắc” thật không? Hay chỉ là do con gái vốn “quái chiêu” và đôi khi hơi bị... xấu tính?

Triệu chứng tiền Nguyệt san hoàn toàn là “nhân vật phản diện” có thật, và mức độ “xấu xa” của tên này thì còn hơn những mụ phù thủy chuyên phá đám “công chúa XX” của chúng ta. Nào là tạo cảm giác “bánh ú” do cơ thể bị giữ nước khiến con gái cứ phải nín thở, hóp bụng cho thon thả lại. Nào là vòng 1 đau tức binh binh giống như bạn có tới… hai trái tim đang đập khí thế. Rồi các loại hoóc-môn thay đổi khiến cho tâm trạng cũng nắng nắng mưa mưa...

May thay, những triệu chứng này chỉ “tạm trú” trong khoảng một tuần trước khi Nguyệt san xuất hiện chứ không “định cư” lâu dài. Nếu như thỉnh thoảng, chỉ vài ngày trong một tháng, bỗng dưng con gái đóng vai… Thiên Lôi, hay cẳn nhẳn cằn nhằn, “nhai đi nhai lại” và có lúc lại xấu tính một cách khó hiểu, rất có thể là do triệu chứng tiền Nguyệt san thật đấy! Nhưng nếu tính khí này mà kéo dài từ tuần lễ này qua con trăng kia, thì XX đó “hung hăng vốn sẵn tính trời” rồi, “em” tiền Nguyệt san hoàn toàn ngây thơ vô tội nhé!

Giải mã những "thâm cung bí sử" về Nguyệt san ảnh 1

Lượng máu mất đi trong kỳ Nguyệt san có thể làm con gái... ngất đi thật không nhỉ? Hay là do con gái giả vờ tiểu thư yếu đuối?

Nguy cơ xỉu cái đùng trong kì Nguyệt san là có thật, nhưng “chiếc đèn đỏ” ấy chỉ “bật sáng” với một số ít XX, và vô cùng hiếm chứ không phổ biến. Nếu bạn ăn uống nhấm nháp như mèo mà lượng máu trong kỳ Nguyệt san lại ra “ào ạt”, bạn hoàn toàn có thể ngất do thiếu máu.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp “bất tỉnh nhân sự” khi có Nguyệt san lại không phải do lượng máu khủng mất đi, mà do cô bạn hoóc-môn “ngứa ngáy” thay đổi khiến mọi cơ quan trong cơ thể bị vạ lây theo. Trường hợp này hay được quần chúng gọi nôm na là do cơ địa đấy!

Nếu nhỏ bạn của bạn đã có tiền sử “ngất trên cành quất” trong những kỳ Nguyệt san, bạn đừng nên quá xét nét mà hãy đưa bạn ấy tới phòng Y tế hoặc bác sĩ ngay lập tức nhé. Nhắn riêng với XX thường xuyên bị như thế này: Hết sức thận trọng trong những ngày có Nguyệt san, và tốt nhất là nên gõ cửa bác sĩ để có cách xử lý triệt để.

Giải mã những "thâm cung bí sử" về Nguyệt san ảnh 2

Con gái có cần thiết phải thay đổi thói quen măm măm mỗi khi có Nguyệt san không? Hay chỉ “họ Vờ tên Vịt” để được “cưng chiều” hơn trong việc ăn uống? 

Việc thay đổi thói quen ăn uống mỗi khi có Nguyệt san với con gái là cần thiết. Do bị mất máu trong thời kỳ Nguyệt san, con gái nên chú ý “hướng đũa”, gắp những đồ ăn có chứa nhiều sắt trên mâm cơm để “lấy lại những gì đã mất” cho cơ thể như: các loại thịt đỏ, trứng và rau có màu xanh đậm... Với những loại đồ ăn khác cũng nên ăn đầy đủ để tránh bị mệt mỏi, hạ đường huyết, đầu óc nhảy tăng–gô tưng bừng. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng chẳng đến mức “làm quá” kiểu như phải “tẩm bổ dữ dội vì mới ốm dậy, yếu ớt lắm!” đâu. Thế nên, đừng nhõng nhẽo trầm trọng hóa vấn đề mà gây khó chịu cho người khác, con gái nhé!

Có bao giờ “có em bé” rồi mà Nguyệt san vẫn xuất hiện không nhỉ?

Không, chuyện này thì hoàn toàn không thể. Nếu có XX nào mà “ba hoa chích chòe” về chuyện này thì chắc chắn là “nổ”, gây sốc… dư luận, muốn “tỏ ra nguy hiểm” hoặc đang tìm cách “che giấu tội lỗi” thôi. “Vịt một đàn” nhé!

MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm