Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Việc học sinh đến trường là mong muốn của đông đảo người dân

0:00 / 0:00
0:00
HHT - "Việc học sinh đến trường là mong muốn của đông đảo người dân Thủ đô. Bởi 1 tiết học trực tiếp của các em học sinh sẽ bằng từ 20 đến 30 tiết học trực tuyến" - ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết.

Nhiều phụ huynh mong con sớm được tiêm vắc-xin để trở lại trường

“Con gái tôi háo hức chờ tiêm vắc-xin để được đến trường lắm. Cháu tin chỉ cần được tiêm một mũi, con sẽ có thể lên lớp, gặp bạn bè mới”, chị Thanh Hằng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ với Zing News sau khi đọc tin về việc Bộ Y tế đang lên kế hoạch tiêm chủng cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Sau khoảng thời gian ngóng chờ tin tức, đến nay, chị Thanh Hằng tạm thở phào nhẹ nhõm khi cả hai con đều trong độ tuổi được tiêm, chỉ cần có đủ vắc-xin.

Gia đình chị Thanh Hằng đều tin tưởng vắc-xin sẽ là hàng rào bảo vệ cho hai con khi Hà Nội chuyển sang trạng thái bình thường mới. Nữ phụ huynh cũng đọc các bài báo về nguy cơ tiêm vắc-xin cho trẻ em song chị cho rằng nhiều nước vẫn áp dụng tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi khuyến cáo. Do đó, người mẹ này vẫn mong sắp tới, hai con được tiêm 1 mũi trước khi đến trường.

Sớm tiêm vắc-xin cho học sinh để các em quay lại trường cũng là mong muốn của chị Thùy Linh (Hà Đông, Hà Nội). Chị rất hy vọng hai con (học lớp 8 và lớp 3) sớm được đi học trở lại.

Chị Linh cũng nói thêm, với việc tiêm vắc-xin cho trẻ, gia đình sẽ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng và không quá lo lắng về nguy cơ, vì nhiều nước trên thế giới đã tiêm cho trẻ em. Chị tin tưởng các nước đã thử nghiệm, kết quả đảm bảo mới tiến hành tiêm ngừa cho đối tượng dưới 18 tuổi.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Việc học sinh đến trường là mong muốn của đông đảo người dân ảnh 1

Nhiều phụ huynh tại Việt Nam mong muốn con em mình sẽ sớm được tiêm vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh minh hoạ từ Internet)

Tương tự, nhà chị Ngọc Linh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) ủng hộ việc tiêm vắc-xin cho trẻ. Theo thông tin hiện tại, con lớn của chị (học lớp 9) đủ tuổi để tiêm trong khi con út (lớp 5) chưa đủ tuổi để chích ngừa COVID-19.

Theo rà soát của Bộ Y tế, cả nước hiện có trên 8 triệu trẻ em từ 12 - 17 tuổi, với số lượng vắc-xin cần để tiêm hai mũi là khoảng 16 triệu liều. Đối với trẻ em từ 3 - 11 tuổi (khoảng trên 14 triệu trẻ em), Bộ Y tế đang tiếp cận nguồn vắc-xin phù hợp, đồng thời tham khảo kinh nghiệm thế giới và các chuyên gia, nhà khoa học trong nước để khi đảm bảo điều kiện sẽ sẵn sàng tiêm cho trẻ em lứa tuổi này.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Còn nhiều khó khăn trong việc cho học sinh trở lại trường

Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, việc học sinh đến trường là mong muốn của đông đảo người dân Thủ đô. Bởi 1 tiết học trực tiếp của các em học sinh sẽ bằng từ 20 đến 30 tiết học trực tuyến. Học trực tuyến có rất nhiều vấn đề hạn chế như mạng Internet, thiết bị, tương tác giữa giáo viên và học sinh, tương tác giữa học sinh và học sinh...

Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc đến trường của học sinh có nhiều khó khăn cần khắc phục. Đó là chưa có vaccine cho học sinh dưới 18 tuổi. Hà Nội có tổng số 2,1 triệu học sinh, cộng với 900 nghìn trẻ em chưa đến tuổi đi học. Mở cửa trường học khi học sinh chưa được tiêm vắc-xin là chưa thể đảm bảo an toàn. Khi triển khai thực hiện mở cửa trường học, phụ huynh cũng rất lo lắng về điều này.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Việc học sinh đến trường là mong muốn của đông đảo người dân ảnh 2

(Ảnh minh hoạ từ Internet)

Cùng với đó, việc đưa học sinh trở lại trường phải có lộ trình. Hiện nay, Sở GD&ĐT Hà Nội đã xây dựng nhiều phương án để cho các cháu học trở lại. Kịch bản khả thi nhất là cho các cháu lớp 6, lớp 9, 10, 12 học trước sau đó theo lộ trình dần dần cho các cháu các lớp còn lại đi học. Tuy nhiên, Sở cho biết, chỉ triển khai tại các khu vực an toàn, vùng xanh, không có nguy cơ xảy ra dịch COVID-19.

Ông Trần Thế Cương nhấn mạnh, lãnh đạo thành phố đã có nhiều cuộc họp để đề ra giải pháp làm thế nào để vừa khôi phục kinh tế - xã hội, làm các cháu sớm quay lại trường học. Với Hà Nội, trong thời gian kh ông xa, học sinh sẽ sớm quay lại trường. Đặc biệt Nghị quyết 128 Chính phủ vừa thông qua là điều kiện để Thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội xây dựng kịch bản chi tiết cụ thể để học sinh sớm quay lại trường.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Việc học sinh đến trường là mong muốn của đông đảo người dân ảnh 6
Theo VTV, Zing News
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Từ năm học này sẽ không còn danh hiệu Học sinh Tiên tiến, xếp loại thay đổi thế nào?

Từ năm học này sẽ không còn danh hiệu Học sinh Tiên tiến, xếp loại thay đổi thế nào?

HHT - Những năm học trước, các trường dạy cả Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và Chương trình 2018 thì việc xếp loại còn lẫn lộn ở các mức: Giỏi, Trung bình, Yếu, Kém. Nhưng bắt đầu từ năm học này, Chương trình GDPT 2018 đã áp dụng đồng loạt ở các khối lớp. Vì thế, tên gọi trong xếp loại học lực học sinh cũng thay đổi để đồng nhất.