Giao thông Hà Nội thay đổi như thế nào trong ngày diễn ra trận chung kết trên sân Mỹ Đình?

Giao thông Hà Nội thay đổi như thế nào trong ngày diễn ra trận chung kết trên sân Mỹ Đình?
HHT - Công an Hà Nội vừa có kế hoạch phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện phục vụ trận chung kết lượt về AFF Suzuki Cup 2018 trên sân Mỹ Đình. Vì vậy việc di chuyển nhiều tuyến đường sẽ có sự thay đổi.

Cụ thể, từ 15h đến 19h30 và từ 21h đến 23h ngày 15/12, hạn chế đối với các xe ô tô chở hàng có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 500kg, xe ô tô chở khách từ 16 chỗ trở lên (trừ phương tiện của các lực lượng tham gia, phục vụ trận thi đấu Chung kết, xe có phù hiệu bảo vệ và xe giải quyết, khắc phục sự cố) lưu thông trên các tuyến đường: Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Châu Văn Liêm, Nguyễn Cơ Thạch, Đỗ Xuân Hợp, Trần Hữu Dực, Nguyễn Hoàng, Hàm Nghi, Tân Mỹ, Hồ Tùng Mậu, Phạm Hùng, đường gom phải Đại lộ Thăng Long, Kim Mã, Kim Mã nhỏ, Đào Tấn, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Hoa Thám, Phạm Văn Đồng, Trần Duy Hưng.

Giao thông Hà Nội thay đổi như thế nào trong ngày diễn ra trận chung kết trên sân Mỹ Đình? ảnh 1
Công an Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ trận chung kết lượt về trên sân Mỹ Đình.

Công an Hà Nội khuyến khích cổ động viên, người hâm mộ sử dụng phương tiện giao thông công cộng khi đến tham dự trận thi đấu Chung kết và đề nghị người tham gia giao thông nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ, sự phân luồng hướng dẫn của lực lượng chức năng, lựa chọn hành trình di chuyển phù hợp, hạn chế vào khu vực Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình; khi thấy các xe của lực lượng Công an, Quân đội, các phương tiện phải nhường đường, đi sát vào lề đường phía bên phải và dừng hẳn lại nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.

Trong thời gian hạn chế các phương tiện phục vụ trận thi đấu Chung kết, Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng và tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện hạn chế, tạm cấm theo tuyến đường như sau:

Hướng các phương tiện từ phía Tây sang phía Đông và ngược lại: Các phương tiện từ phía QL32, Láng - Hòa Lạc đi về trung tâm thành phố và ngược lại đi theo hướng Quốc lộ 32 - Đường 70 - Đại lộ Thăng Long (đường cao tốc hoặc đường gom trái) - Phạm Hùng - trung tâm thành phố;

Quốc lộ 32 - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy - trung tâm thành phố hoặc đến Phạm Hùng - Hồ Tùng Mậu rẽ phải Phạm Hùng - Trần Duy Hưng (hoặc Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi) đi trung tâm thành phố;

Láng Hòa Lạc - Đại lộ Thăng Long (cao tốc hoặc đường gom trái) - Phạm Hùng đi trung tâm thành phố.

Hướng phương tiện từ phía Nam sang phía Bắc và ngược lại: Các phương tiện đi từ phía Quốc lộ 6 - đường Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) đi về phía Bắc và ngược lại đi theo hướng Quốc lộ 6 - đường Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - đường vành đai 3 trên cao - cầu Thanh Trì - Quốc lộ 5 - Cầu vượt nút Trung tâm quận Long Biên - Lý Sơn - Cầu Đông Trù đi về phía Bắc.

Các phương tiện từ phía Quốc lộ 1 - Ngọc Hồi - Pháp Vân - Cầu Giẽ - QL5 đi về phía Bắc và ngược lại đi theo hướng Quốc lộ 1A hoặc từ QL1B - Pháp Vân - Vành đai 3 trên cao Cầu vượt nút Trung tâm quận Long Biên - Lý Sơn- Cầu Đông Trù đi về phía Bắc;

Quốc lộ 5 (Nguyễn Văn Linh) lên vành đai 3 trên cao đi Cầu Thăng Long hoặc đi thẳng qua Cầu vượt nút Trung tâm quận Long Biên - Lý Sơn - Cầu Đông Trù đi về phía Bắc.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nhận được hơn 100 bưu phẩm từ Shopee, Lazada... dù không đặt hàng là chiêu lừa đảo gì?

Nhận được hơn 100 bưu phẩm từ Shopee, Lazada... dù không đặt hàng là chiêu lừa đảo gì?

HHT - Nhận được bưu phẩm mà mình đặt qua các sàn thương mại điện tử rõ ràng là điều mà ai cũng thích, nhưng nhận được những bưu phẩm mà mình không đặt - bên trong lại chẳng có gì - chắc chắn sẽ khiến người nhận hoang mang. Sự việc này đã thực sự xảy ra và người nhận cho rằng mình là nạn nhân của một trò lừa đảo.