Giáo viên nhận định: Đề thi Lịch sử THPT quốc gia không dễ, có sự phân hóa rõ rệt

Giáo viên nhận định: Đề thi Lịch sử THPT quốc gia không dễ, có sự phân hóa rõ rệt
HHT - Đề Lịch sử THPT quốc gia năm nay không dễ và có sự phân hóa rõ rệt. Sự phân hóa được thể hiện trong cấu trúc đề thi, từ câu 1 đến câu 20 là mức độ nhận biết, vừa sức với học sinh xét tốt nghiệp THPT. 

Đó là nhận định của cô giáo Đặng Ngọc Tú, giáo viên Lịch sử Trường THPT Kim Liên (Hà Nội).

Theo cô , từ câu 30 trở đi bắt đầu có sự phân hóa, các câu hỏi đòi hỏi sự so sánh, tổng hợp, phân tích các kiến thức lịch sử nên không dễ với học sinh phổ thông, các phương án trả lời, độ nhiễu cao nên học sinh sẽ phải suy nghĩ và cân nhắc khi lựa chọn các phương án đúng.

Nhất từ câu 37- 40, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức cơ bản, mà phải có khả năng vận dụng, suy luận cao.

Đề thi năm nay ít có sự liên hệ thực tiễn, chủ yếu là kiến thức lịch sử trong sách giáo khoa. Trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập, có rất nhiều sự kiện trong nước và thế giới tác động đến tình hình Việt Nam, nên việc bổ sung thêm những câu hỏi mang tính thực tiễn trong đề thi sẽ giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy, vận dụng kiến thức, đồng thời giúp các em thấy được trách nhiệm, vai trò của mình.

Đề bám sát đề tham khảo của Bộ. Có 4 câu lịch sử lớp 11, còn lại nội dung đề tập trung ở kiến thức lớp 12, trong đó nhấn mạnh nội dung của giai đoạn lịch sử 1930-1945, có sự so sánh giữa các giai đoạn lịch sử

cho rằng, đề có một số câu hỏi khó nằm ở 4 phương án lựa chọn và học sinh rất khó để chọn được phương án đúng nhất. Với đề thi này, phổ điểm chủ yếu 5-6, để đạt điểm 8 trở lên không dễ.

Giáo viên nhận định: Đề thi Lịch sử THPT quốc gia không dễ, có sự phân hóa rõ rệt ảnh 1

Nội dung câu hỏi của đề thi Lịch sử rõ ràng, tường minh, không đánh đố, song rất linh hoạt và có tính phân loại rõ.

Cô giáo Lê Thị Thu, giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội): Đề thi Lịch sử đã loại bỏ yêu cầu ghi nhớ máy móc

Đề thi chủ yếu vào phần kiến thức lớp 12, chiếm tới 80%. Hệ thống câu hỏi trong đề thi bao quát toàn bộ kiến thức lớp 12, yêu cầu học sinh phải nắm chắc toàn diện kiến thức.

Đặc biệt, giai đoạn lịch sử từ 1930 đến 1975 tập trung nhiều câu hỏi ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, không chỉ đơn giản là ghi nhớ máy móc các sự kiện lịch sử mà cần có tư duy phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện. Nhờ các câu hỏi như vậy nên đề thi có sự phân hóa học sinh rõ nét. Đồng thời, loại bỏ hẳn các dạng câu hỏi yêu cầu ghi nhớ máy móc sự kiện, thời gian lịch sử.

Các câu hỏi thuộc chương trình kiến thức lớp 11 vẫn chủ yếu ở mức độ Nhận biết, Thông hiểu và Vận dụng Nội dung chủ yếu của các câu hỏi xuất hiện ở Chuyên đề Việt Nam (1858 - 1918) và Nước Nga sau Cách mạng tháng 10/1917.

Tuy nhiên, theo cô Thu đề thi năm 2019, đúng như cấu trúc của đề thi minh họa, các câu vận dụng và vận dụng cao sẽ giúp phân hóa các thí sinh và làm cơ sở để tuyển học sinh vào các trường đại học, cao đẳng.

Các câu hỏi khó tập trung vào các chủ đề Cách mạng tháng 8/1945; Hậu phương trong kháng chiến.., thuộc giai đoạn Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975. Đề thi không xuất hiện những câu hỏi quá lạ lẫm, loại bỏ hẳn dạng bài yêu cầu ghi nhớ máy móc mốc thời gian, sự kiện lịch sử.

Nội dung câu hỏi rõ ràng, tường minh, không đánh đố, song rất linh hoạt và có tính phân loại rõ. Chính vì thế, đề thi sẽ đánh giá chính xác năng lực của học sinh ở nhiều cấp độ.

Theo dantri.com.vn
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Sự thật loạt ảnh gây xót xa giữa đợt lũ: Gia đình 3 người sơ tán là dàn dựng

Sự thật loạt ảnh gây xót xa giữa đợt lũ: Gia đình 3 người sơ tán là dàn dựng

HHT - Giữa lúc miền Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng do đợt mưa lũ từ cơn bão số 3 (bão Yagi), nhiều hình ảnh người dân chạy lũ được chia sẻ khiến cư dân mạng xót xa. Tuy nhiên, có những bức ảnh, clip "ngàn like" không phải sự thật. Điển hình như ảnh gia đình 3 người chạy lũ ở xã Ngọc Linh (Hà Giang) hay clip em bé Mèo Vạc khóc nức nở vì mẹ bị lũ cuốn trôi.
Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Chương trình Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối đến 5 trường đại học tại TP.HCM

Với mục đích nâng cao nhận thức người tiêu dùng trong việc phân loại và tái chế chai và lon đã qua sử dụng, xây dựng thói quen nhỏ góp phần tạo tác động to lớn để hướng tới tầm nhìn “Vì một thế giới không rác thải”, Báo Tiền Phong và Coca-Cola Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối” tại 5 trường đại học ở TP.HCM.