Giáo viên xem tin nhắn Facebook của học sinh là vi phạm pháp luật

Giáo viên xem tin nhắn Facebook của học sinh là vi phạm pháp luật
HHT - Việc giáo viên xem tin nhắn trên điện thoại của học sinh dẫn đến quyết định đuổi học ở Thanh Hóa khiến nhiều người băn khoăn về bảo vệ quyền riêng tư, bí mật thư tín cho trẻ.

Câu chuyện 8 học sinh lớp 10 ở Thanh Hóa bị nhà trường kỷ luật, trong đó 7 em bị đuổi học, sau khi cô giáo đọc nội dung nói xấu nhà trường, giáo viên trên điện thoại tịch thu của học sinh, gây chú ý.

Nhiều tranh luận xung quanh vấn đề này. Phần lớn ý kiến không đồng tình với việc xúc phạm giáo viên, nhưng phản đối việc thầy cô tự ý xem tin nhắn trên điện thoại của học trò.

Học sinh có quyền kiện quyết định của trường

Theo luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư Hà Nội, Hiến pháp và Bộ luật Dân sự đều quy định mỗi công dân có quyền giữ bí mật về thư tín, điện tín. Các hành vi vi phạm quyền này có thể bị xử lý về hành chính, thậm chí là truy tố hình sự.

“Thầy cô tự ý vào nhóm kín của học sinh để xem tin nhắn cá nhân, không công khai, rõ ràng là hành vi xâm phạm thư tín, điện tín, quyền riêng tư của công dân”, ông Tuấn Anh cho biết.

Không chỉ vậy, việc xâm phạm thư tín này còn để lại hậu quả. Đó là quyết định kỷ luật buộc thôi học đối với học sinh.

Giáo viên xem tin nhắn Facebook của học sinh là vi phạm pháp luật ảnh 1
Luật sư Trần Tuấn Anh, Đoàn Luật sư Hà Nội. Ảnh: Tiền Phong.

Ông Tuấn Anh nhận định: “Giáo viên biến hành vi vi phạm của mình thành vi phạm của học sinh, dẫn đến việc ban hành quyết định kỷ luật, có thể xâm phạm lợi ích hợp pháp của học sinh. Trường hợp này, học sinh có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định của nhà trường”.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, pháp luật có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền bí mật thư tín, điện tín của mỗi công dân. Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 quy định rõ bí mật thư tín, điện thoại của mỗi công dân được pháp luật bảo vệ. Theo điều 38 Bộ luật Dân sự, thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác được bảo đảm an toàn và bí mật.

Luật sư Hậu cũng lưu ý về những quy định của Luật An ninh mạng sắp có hiệu lực vào năm 2019, có đề cập vấn đề này. Khoản 4, điều 29 về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng quy định cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em hoặc những cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ khi các em tham giam trên không gian mạng.

Khoảng 1, điều 29 của luật này cũng quy định trẻ em có quyền có đời sống riêng tư và tham gia trên không gian mạng.

"Khi các em tham gia trên không gian mạng, giáo viên phải tôn trọng quyền này, trước khi xem hoặc sử dụng tin nhắn riêng tư của các em, phải hỏi ý kiến. Cô giáo không phải cơ quan có thẩm quyền nên không thể xâm phạm bí mật đời tư, bí mật thư tín. Việc cô giáo mở điện thoại mà không được sự đồng ý của học sinh là vi phạm pháp luật và vi phạm Công ước về Quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên", luật sư Hậu nói.

Trước áp lực của dư luận và ý kiến chuyên gia, nhà trường đã rút lại quyết định buộc thôi học với các học sinh. Quyết định kỷ luật bị hủy nên không còn đối tượng để khởi kiện. Theo các luật sư, đây là biện pháp “chữa cháy” đúng lúc của trường, tránh hậu quả pháp lý và thực tế.

Theo luật sư Hậu, trường hợp cô giáo muốn xem tin nhắn trên, nhà trường phải mời người giám hộ của học sinh, cùng chủ nhân chiếc điện thoại. Nếu nghi ngờ tin nhắn của các em bôi nhọ danh dự, vu khống, đặt điều, nhà trường có thể mời cơ quan có thẩm quyền điều tra và trích xuất tin nhắn điện thoại.

Tuy nhiên, ông Hậu cho rằng trong môi trường giáo dục, giữa thầy và trò không nên dùng biện pháp căng thẳng, mà chỉ nên giáo dục, phân tích để học sinh hiểu. Hành động tự ý xem tin nhắn, sau đó kết luận nội dung để đưa ra quyết định kỷ luật là cách làm phản giáo dục.

Cha mẹ đang xem nhẹ quyền riêng tư của trẻ

Theo các luật sư, luật pháp quy định trong một số trường hợp, cơ quan chức năng, người có thẩm quyền được mở thư tín, xem tin nhắn, điện thoại để phục vụ công việc khác. Nhưng không có quy định cụ thể dành cho người giám hộ.

Giáo viên xem tin nhắn Facebook của học sinh là vi phạm pháp luật ảnh 2
Nhiều bậc cha mẹ vẫn xem nhẹ quyền riêng tư của con mình.

Trong nhiều gia đình, cha mẹ vẫn thường xem việc kiểm tra tin nhắn điện thoại, Facebook của con trẻ là cách giám sát, quản lý. Sau vụ việc trên, nhiều phụ huynh băn khoăn liệu cách làm của mình có đúng và có đang xâm phạm quyền riêng tư của con.

Theo luật sư Tuấn Anh, quy định của pháp luật về vấn đề này còn chung chung, mang tính hình thức hơn là thực tiễn. Các quy định pháp luật ban hành chỉ bắt đầu tạo nên thói quen tôn trọng sự riêng tư của mỗi công dân và để phù hợp hơn với thông lệ pháp luật quốc tế khi hội nhập.

“Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể, con ở độ tuổi nào thì bố mẹ hay người thân được quyền xem tin nhắn, ở độ tuổi nào các em được quyền tự bảo vệ”, ông Tuấn Anh cho biết.

Dù vậy, cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con, nên việc kiểm tra, theo dõi tin nhắn điện thoại, Facebook, thư tín là để quản lý và dạy dỗ các con dưới 18 tuổi, là không sai. Tuy nhiên, việc kiểm soát nên ở một mức độ phù hợp.

Ông Tuấn Anh cũng cho rằng với tâm lý chung của người Á đông, cha mẹ vẫn thường đặt con dưới sự giám sát về mọi mặt, chưa xem trọng quyền riêng tư của trẻ. Vì vậy, những vụ việc vi phạm thường rất khó để xử lý.

Theo news.zing.vn
MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?