Góc đồng cảm: Khi mẹ bạn thích tích trữ “đồ đồng nát” và cơn ác mộng dọn nhà cuối năm

Góc đồng cảm: Khi mẹ bạn thích tích trữ “đồ đồng nát” và cơn ác mộng dọn nhà cuối năm
HHT - “Nào là nồi niêu xoong chảo cũ, túi nilong, hộp giấy,… được mẹ tích trữ cả năm không biết dọn sao cho hết. Năm nào cũng như năm nào, mình nhắc thì bảo, cứ để đấy nhỡ lúc cần dùng đến”, một ý kiến chia sẻ của dân mạng.

Khi được hỏi về nỗi ám ảnh trong những ngày cận Tết, có lẽ 100% các bạn trẻ đều có đáp án là “dọn nhà”. Thậm chí nhiều người còn nhấn mạnh, so với việc “tra tấn” về tinh thần bằng những câu hỏi như “bao giờ lấy chồng”, “lương thưởng thế nào”,… thì ngày dọn nhà toàn quốc còn kinh hoàng hơn nhiều. Đặc biệt là khi trong gia đình chúng ta có một bà mẹ thích tích trữ “đồ đồng nát”.

Vào ngày 26 Tết, khi không khí dọn nhà vẫn đang bao trùm cả nước thì bất ngờ dòng trạng thái của một cô con gái có tên Hà Trần về bà mẹ thích tích đồ cũ trong nhà được chia sẻ lên mạng xã hội, khiến nhiều người “dở khóc dở cười”.

Góc đồng cảm: Khi mẹ bạn thích tích trữ “đồ đồng nát” và cơn ác mộng dọn nhà cuối năm ảnh 1

Nguyên văn đoạn chia sẻ về bà mẹ thích tích trữ đồ cũ với phương châm "sau này sẽ dùng đến" như sau:

“Cho mình than thở tí. Ở đây có ai có bố mẹ chuyên tích đồ đồng nát như mẹ mình không? Mỗi lần dọn nhà là bán được cả trăm nghìn tiền đồng nát. Cái tính tiết kiệm có gì cũng để dành, có khi đồ hỏng mình bảo vất đi nhưng bà lại phát ra câu thần chú "để đấy biết đâu ít nữa dùng đến", mình lại ngậm ngùi để lại. Nồi niêu, xoong, chảo, cốc chén, bát đũa được 3 bao. Quần áo mình lọc ra bỏ bao định mang vứt đi rồi bà túm được lại lôi ra mặc. Mỗi lần Tết đến là mình phát sốt lên được”.

Kèm theo đó là hình ảnh một căn bếp ngổn ngang đồ cũ từ xoong nồi, bát đĩa không sử dụng được gom ra bỏ đi khiến người xem choáng váng.

Không chỉ giữ thói quen tích trữ đồ cũ trong nhà mà mỗi khi thấy con cái dọn dẹp mang đi bán là không ít bà mẹ lại tiếc rẻ, đem cất chỗ khác với phương châm "biết đâu sau này sẽ dùng đến". Cứ thế, đống “đồ đồng nát” tăng lên ầm ầm đề đến cuối năm là một “thảm cảnh” như thế này đây.

Được biết, mẹ của Hà Trần năm nay 55 tuổi rồi nhưng là một chuyên gia tích trữ đồ cũ. Nhà toàn con gái nên đã đi lấy chồng hết cả, thi thoảng mới về dọn dẹp được. Các cô toàn phải lựa lúc mẹ không có nhà để dọn dẹp rồi bán bớt chứ có mẹ ở nhà thì cái gì cũng giữ, từ đồ dùng sinh hoạt cho tới thực phẩm để… tránh bão.  

Góc đồng cảm: Khi mẹ bạn thích tích trữ “đồ đồng nát” và cơn ác mộng dọn nhà cuối năm ảnh 2
Mẹ có niềm đam mê đặc biệt với việc tích đồ cũ vì tiếc của.

Bạn có thấy bóng dáng phụ huynh của mình trong bức ảnh này không? Đó chính là câu chuyện bi hài về nỗi khổ dọn nhà ngày Tết đã nhận được sự đồng cảm của rất nhiều bạn trẻ.

- “Thôi mày đừng nói làm tao lại buồn, mẹ tao cái gì cũng cất cũng giấu, mỗi lần tao dọn nhà dọn ra bỏ đằng trước quay vô dọn tiếp thì mẹ tao lấy lại đem cất chỗ khác cứ như thế hoài, tao dọn mà tao quạo không chịu nổi. Toàn phải lựa lúc mẹ không ở nhà để đem bỏ đi”.

- “Mẹ mình thì trái ngược. Bố mình mới là người cái gì thấy hữu dụng thì giữ và đem ở chỗ khác về với lí do "có khi sau này cần". Bố tích bao nhiêu thì mẹ chính là người mang đi vứt suốt”.  

- “Cứ cuối năm là mình phải đối diện với thảm cảnh dọn nhà khi mà bố mẹ mình là những người có niềm đam mê đặc biệt với chuyện giữ của, mà giữ gì không giữ, toàn đồ cũ, cho không ai lấy, bán chả được bao nhiều. Có năm mấy thằng cháu còn mang xoong nồi cũ ra gõ váng cả đầu”.

Hôm nay đã là 26 Tết, bạn đã dọn nhà đến đâu rồi? Và có gặp phải tình cảnh tương tự như trên không? Phụ huynh của chúng ta là như vậy đó, luôn tích trữ đồ cũ chỉ vì tiếc của thôi mà. Tết đến rồi, chuyện cũ bỏ qua nha!

MỚI - NÓNG
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm