GS Hồ Ngọc Đại: "Tôi lấy tư tưởng cá nhân làm cơ bản nên thường bị phản ứng"

GS Hồ Ngọc Đại: "Tôi lấy tư tưởng cá nhân làm cơ bản nên thường bị phản ứng"
HHT - Sáng 8/9, tại Hà Nội, GS. Hồ Ngọc Đại “cha đẻ” của chương trình Giáo dục công nghệ (GDCN) với cách đánh vần lạ, “ô vuông, hình tròn” thuyết trình với chuyên đề Công nghệ giáo dục trong kỉ nguyên 4.0.
GS Hồ Ngọc Đại: "Tôi lấy tư tưởng cá nhân làm cơ bản nên thường bị phản ứng" ảnh 1
GS Hồ Ngọc Đại.

Trong thời gian vừa qua, báo chí và mạng xã hội dấy lên câu chuyện liên quan về cuốn sách Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đang được dạy tại 43 sở GD&ĐT trên cả nước. Xung quanh những ồn ào đó, sáng nay (8/9) "cha đẻ" của bộ tài liệu này sẽ có buổi trò chuyện để rộng đường dư luận.

Đúng 9h buổi hội thảo bắt đầu, vẫn phong thái điềm tĩnh của một nhà làm khoa học, GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ: Cách làm giáo dục hiện đại của tôi sẽ không theo gương ai hết để mỗi người trở thành chính nó, xứng đáng với chính nó, không phỏng theo ai được.

Ông cũng cho biết, sau khi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Khoa học, năm 1978, ông mở Trung tâm Giáo dục Công nghệ - trường Thực Nghiệm Hà Nội để tiến hành thực nghiệm công nghệ giáo dục, công nghệ phát triển con người (cả về lý thuyết lẫn thực tiễn).

“Khi tiến hành trường Thực Nghiệm được 2 năm, nhiều người nói tôi phí và mời tôi làm Thứ trưởng nhưng tôi xin từ chối. Tôi luôn áy náy với đất nước, nhất là trong những năm tháng chiến tranh, tôi là người được ăn học. Vì vậy, ý định của tôi là tạo ra một nền giáo dục chưa hề có trong lịch sử”, ông nói.

Ông chia sẻ, một câu chuyện từ ngày ông còn là một giáo viên dạy Toán. "Trong một tiết học có người dự giờ, tôi đã bỏ giáo án đề dạy bởi tôi thấy có những bất cập khi dạy mà dựa quá nhiều vào giáo án. Sau đó có 2 luồng dư luận, một bảo tôi vô kỷ luận khi bỏ giáo án, luồng còn lại là lắng nghe ông Đại xem cái lý của ông ấy là gì. Các bạn dự có một tiết, nhưng tôi chịu trách nhiệm tới cả một đời học sinh", GS Đại nói.

Ông cũng cho biết, chỉ có thể thay đổi cả nội dung và phương pháp mới có thể tránh những thất bại. Sở dĩ đưa ra quan điểm  này, GS Hồ Ngọc Đại cho biết: Những năm 1960 của giáo dục thế giới đã có những thất bại.

“Tôi nghiên cứu về nó và cho rằng có 2 nguyên nhân dẫn đến thất bại của giáo dục. Thứ nhất, là những người chỉ chú trọng vào phương pháp. Thứ hai, những người chỉ thay đổi nội dung hoặc phương pháp trong giảng dạy. Nhưng tôi cho rằng, chỉ có thể thay đổi cả nội dung và phương pháp mới có thể tránh những thất bại", giáo sư Hồ Ngọc Đại chia sẻ.

Cha đẻ của chương trình giáo dục công nghệ cũng đặt câu hỏi, vì sao, từ năm 1999, các thế hệ nối tiếp nhau, cha truyền con nối cho nên noi gương nhau, học tập kinh nghiệm. Nhưng từ Thế kỷ 21, trẻ con cần nền giáo dục chưa hề có. Mỗi cuộc cách mạng ứng với mỗi thời kỳ, từ cách mạng 1.0 - 2.0 - 3.0, cho đến nay, cách mạng 4.0, cách mạng thông minh của trí tuệ nhân tạo.

“Trí tuệ nhân tạo là một cộng đồng người, chứng tỏ rằng, cái phục tùng cá nhân xưa kia là vô nghĩa. Do đó, nền giáo dục hiện đại của tôi sẽ không theo gương ai hết để mỗi người trở thành chính nó, xứng đáng với chính nó, không phỏng theo ai được. Nền giáo dục đầy ảo tưởng sẽ làm khổ rất nhiều người”, GS. Hồ Ngọc Đại nhấn mạnh.

Ông quan niệm về người thầy giáo lý tưởng hiện nay là phải thay đổi lại cơ bản nền giáo dục, cả nội dung, phương pháp, tổ chức.

Vì thế, GS. Hồ Ngọc Đại cho rằng, trẻ con không bao giờ làm điều vô lý và cha mẹ nên căn cứ vào cái lí của trẻ để dạy trẻ, phải chịu thua trẻ. Người lớn không nên lấy mình làm khuôn mẫu cho trẻ con, để trẻ được sống hồn nhiên, như nó cần được sống.

Ông trải lòng: “Tôi biết không tự làm ra sẽ không có cái để nói nên việc tôi mở trường Thực Nghiệm là hành vi trách nhiệm nhất với đất nước. Tôi lấy tư tưởng cá nhân làm cơ bản nên thường bị phản ứng! Chúng ta cứ thích quyền lực, áp bức người khác. Nên khi có thế hệ mới, lịch sử mới cũng cần có nền giáo dục mới”, GS. Đại chia sẻ.

Theo infonet.vn
MỚI - NÓNG
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

Thực hư chuyện hai anh em đạp xe hơn 400km tìm mẹ: Gia đình đã tìm thấy con

HHT - Mới đây, mạng xã hội rầm rộ chia sẻ thông tin về 2 bé trai đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội để đi tìm mẹ. Hai em được một người dân bắt gặp trong bộ dáng mệt mỏi, đói khát nên đưa vào nhà giúp đỡ. Tuy nhiên, theo xác minh mới nhất của Công an huyện Mai Châu, sự thật không đúng như lời kể của hai em.