Hãy bỏ ngay thói quen sạc điện thoại tại sân bay nếu bạn không muốn gặp rắc rối

Hãy bỏ ngay thói quen sạc điện thoại tại sân bay nếu bạn không muốn gặp rắc rối
HHT - Sạc pin điện thoại tại các cổng sạc công cộng như sân bay tiềm ẩn nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân, lây lan mã độc.

Do nhu cầu sử dụng smartphone hiện nay đang tăng nhanh, nên nhiều nơi trên thế giới đã bố trị điểm sạc điện thoại hay thiết bị điện tử cùng điểm phát Wi-Fi ở các địa điểm công cộng như sân bay, trên máy bay, trung tâm hội nghị và công viên, để con người luôn kết nối với thế giới. Tuy nhiên, việc sạc pin điện thoại tại các cổng sạc công cộng, như sân bay tiềm ẩn nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân, lây lan mã độc,… 

Hãy bỏ ngay thói quen sạc điện thoại tại sân bay nếu bạn không muốn gặp rắc rối ảnh 1
Cắm sạc điện thoại vào cổng sạc USB tại nơi công cộng có thể khiến bạn gặp rắc rối.

Nguồn tin từ Forbes trích dẫn lời của Caleb Barlow, chuyên gia của tập đoàn công nghệ IBM, cho biết: “Cắm sạc điện thoại vào cổng sạc USB tại nơi công cộng, cũng giống như việc bạn tìm thấy một chiếc bàn chải đánh răng ven đường và nhét nó vào miệng. Bạn không thể biết chiếc bàn chải đó đã được sử dụng như thế nào, cho mục đích gì, cũng như cổng sạc kia vậy. Và hãy nhớ rằng cổng USB tại trạm sạc có thể truyền tải dữ liệu”.

Nghiên cứu gần đây của IBM đã chỉ ra rằng, hacker hiện nay đang nhắm vào những người hay đi du lịch. Từ tháng 1/2018, 566 triệu dữ liệu của hành khách du lịch trên khắp thế giới đã bị rò rỉ hoặc buôn bán theo một cách công khai.

Giải pháp an toàn hơn chính là tự mang theo sạc dự phòng, hoặc tự sử dụng thiết bị sạc của chính mình và cắm trực tiếp đầu sạc vào ổ cắm điện nơi công cộng. Trong trường hợp bạn chỉ mang theo cáp sạc, Caleb Barlow gợi ý bạn nên chi 10 USD để mua thiết bị có tên Juice-Jack Defender: “Bạn có thể lắp thiết bị nhỏ này vào đầu cổng sạc USB để chặn mọi dữ liệu có thể truyền qua, ngoại trừ nguồn điện”.

Hãy bỏ ngay thói quen sạc điện thoại tại sân bay nếu bạn không muốn gặp rắc rối ảnh 2
Thay vì sử dụng các trạm sạc công cộng, người dùng nên mang theo sạc dự phòng.

Ông cũng khuyên hành khách nên tránh xa các món đồ công nghệ ngẫu nhiên bị bỏ lại ở nơi công cộng, ví dụ như một sợi cáp sạc, hoặc USB.

“Ví dụ tôi là một kẻ xấu và để lại sợi cáp sạc của mình tại sân bân. Nếu hành khách nào đó nhìn thấy sợi cáp, và đem về dùng, tôi đã có thể thu thập thông tin từ họ nhờ lắp thêm một con chip để triển khai phần mềm độc hại trên chiếc smartphone mà họ đã kết nối với cáp sạc”, ông Barlow lý giải.

“Rất nhiều công ty hiện nay cấm dùng các thiết bị lưu trữ dữ liệu USB vì chúng đem lại hiểm họa khôn lường. Nếu bạn muốn thâm nhập hệ thống máy tính của một công ty, hãy đi mua khoảng 100 chiếc USB và đặt chúng tại những nơi nhân viên của tổ chức này thường xuyên lui tới. Ít nhất một người trong số đó sẽ cắm USB vào chiếc máy tính của công ty”, ông Barlow cho biết thêm.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

Tại sao các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mặc áo đấu không in tên như các đội khác?

HHT - Nếu thường xuyên theo dõi các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, người hâm mộ có thể nhận ra rằng đã một thời gian khá dài, các cầu thủ mặc áo đấu không in tên. Ngay trong trận đấu vòng loại thứ hai World Cup 2026 khu vực châu Á, áo đấu của ĐT Việt Nam cũng không có tên cầu thủ. Tại sao lại như vậy?
Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

Tại sao cầu thủ ĐT Indonesia khiến Hoàng Đức ngã trong vòng cấm địa lại không bị phạt?

HHT - Trong trận đấu ở vòng loại World Cup 2026 châu Á, có một thời điểm Hoàng Đức của đội tuyển Việt Nam đã đi bóng vào khu vực cấm địa của ĐT Indonesia. Một cầu thủ Indonesia đã tranh bóng khiến Hoàng Đức bị ngã. Nhiều khán giả cho rằng trọng tài cần thổi phạt đền cho ĐT Việt Nam trong tình huống này. Vậy quyết định của trọng tài là sai hay đúng?