Hãy chung tay loại bỏ nạn “body shaming” và chấp nhận vẻ đẹp sau lớp filter

HHT - Body-shaming hay “miệt thị ngoại hình” từ lâu đã là nguyên nhân gây nên những ám ảnh tâm lý cho teen và tất cả mọi người. Thế nhưng, những vụ việc trong thời gian gần đây khiến chúng ta một lần nữa lo ngại về tác hại xấu của những lời miệt thị được bao biện là những lời “chê có ý tốt” đối với ngoại hình của người khác.

Hành động bạo lực tinh thần có chủ đích

Một trong những chủ đề được công chúng nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua là ca sĩ Lynk Lee công khai hành trình chuyển giới. Nhưng bên cạnh những lời động viên, ủng hộ, clip ghi lại hình ảnh Lynk Lee mặc váy và trang điểm nữ tính đã nhận về tới 10.000 bình luận với hơn 80% mang lời lẽ khiếm nhã, chê bai ngoại hình nữ ca sĩ cùng những câu bông đùa về cơ thể, giới tính.

Hãy chung tay loại bỏ nạn “body shaming” và chấp nhận vẻ đẹp sau lớp filter ảnh 1 Lynk Lee nhận về rất nhiều bình luận khiếm nhã trên trang cá nhân với diện mạo mới của mình.

Không chỉ những người nổi tiếng phải chịu lời soi mói. Mới đây, vụ việc một nữ sinh bị một nhóm học sinh các trường cấp 2, cấp 3 ở Hà Nội add vào group nói xấu, chỉ trích về ngoại hình; và rồi chính nạn nhân cũng bị tố cáo đã từng miệt thị ngoại hình người khác khiến cộng đồng mạng cảm nhận rõ vấn nạn này đang ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ.

Hãy chung tay loại bỏ nạn “body shaming” và chấp nhận vẻ đẹp sau lớp filter ảnh 2 Đoạn chat trong group miệt thị bạn nữ của nhóm học sinh cấp 2, cấp 3 ở Hà Nội.

Những lời lẽ như “xấu là một cái tội”, “nhảy lầu chết hết chúng nó đi” đã không đơn thuần chỉ là những câu bông đùa của lứa tuổi học sinh. Đó thực sự là một hành động bạo lực tinh thần có chủ đích.

Cần cả cộng đồng chung tay đẩy lùi body-shaming

Dùng mạng xã hội như một công cụ để bôi nhọ người khác, nhóm học sinh ở Hà Nội nhiều người đã phải khóa chính trang cá nhân sau khi nhận sự chỉ trích của cộng đồng mạng. Những người chê bai Lynk Lee cũng phải chịu sự lên án từ những người có ảnh hưởng và báo chí, truyền thông mạng xã hội vì comment “bẩn” của mình.

Hãy chung tay loại bỏ nạn “body shaming” và chấp nhận vẻ đẹp sau lớp filter ảnh 3 Nhiều thành viên trong group miệt thị bạn nữ tại Hà Nội đã phải đăng lời xin lỗi và khóa cả trang cá nhân sau những chỉ trích của cộng đồng mạng.

Vừa qua, Nghị định 15/2020/NĐ-CP thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi có điều khoản liên quan đến việc xử phạt hành vi lợi dụng mạng xã hội xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân và tổ chức số tiền từ 10 đến 20 triệu đồng. Nhiều ý kiến cho rằng dựa theo điều khoản này, việc chế giễu người khác xấu, mập, béo… - hành động được coi là body-shaming cũng sẽ bị xử phạt.

Dù hiện tại vẫn chưa có văn bản nào quy định rằng ở mức độ nào mới là hành vi xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm, nhưng đây vẫn là “ranh giới” khiến mọi người phải dừng lại để suy nghĩ trước khi buông lời miệt thị người khác.

Hãy chung tay loại bỏ nạn “body shaming” và chấp nhận vẻ đẹp sau lớp filter ảnh 4

Hay như mới đây, “đế chế” mạng xã hội Facebook đã phải hứng chịu sự tẩy chay của hàng loạt nhãn hàng đối tác như Coca-Cola, Starbucks... Theo thống kê của Liên đoàn Chống phỉ báng (ADL), chỉ trong năm 2020, có tới 77% người dân Mỹ bị quấy rối ít nhất một lần trên Facebook. Facebook không thể kiểm soát những phát ngôn xấu từ người dùng trên nền tảng của mình, rất nhiều thương hiệu lớn cũng không muốn quảng cáo của mình xuất hiện bên cạnh những ngôn từ gây tổn thương. Có thể thấy, body-shaming nói riêng và chuyện xúc phạm, phỉ báng người khác nói chung đã không còn bị coi là chuyện của riêng cá nhân nào.

Hãy chung tay loại bỏ nạn “body shaming” và chấp nhận vẻ đẹp sau lớp filter ảnh 5 Facebook đã bị hàng loạt nhãn hàng lớn tẩy chay vì không kiểm duyệt được chất lượng thông tin đăng trên mạng xã hội này.

“Mặc áo giáp” trước những lời nói “sắc như dao”

Theo một kết quả khảo sát tại TP.Hồ Chí Minh do Thạc sĩ Nguyễn Hà Bích Vân cùng một số giáo viên THPT Trần Khai Nguyên thực hiện, có tới 56% trong số 500 bạn học sinh đã từng là nạn nhân của body-shaming, trong đó có 22,4% bị rất thường xuyên. Rõ ràng, trong khi chờ đợi một quy định pháp luật hay sự thay đổi tích cực hành vi của xã hội, người chịu tổn thương nhiều nhất từ những lời nói “sắc như dao” vẫn là bản thân ta trước tiên. Bởi vậy, hãy trang bị cho mình “chiếc áo giáp” để bảo vệ bản thân khỏi những lời chê bai ngoại hình.

Không biến bản thân từ nạn nhân thành người đi miệt thị

Khi bị ai đó chê bai về ngoại hình, bạn có thể cảm thấy rất buồn hoặc rất tức giận, muốn đáp trả lại người đó bằng những lời lẽ tương tự. Nhưng bắt người khác trải qua những gì mình phải trải qua không phải là một cách hành xử tốt. Nó cũng sẽ khiến cuộc “khẩu chiến” giữa bạn và họ kéo dài và chính bạn cũng nhận thêm mệt mỏi và tiêu cực.

Hãy chung tay loại bỏ nạn “body shaming” và chấp nhận vẻ đẹp sau lớp filter ảnh 6

Nói lên cảm giác của bạn

Những lời trêu chọc từ bạn bè có thể không có ác ý, nhưng nếu nó khiến bạn không thoải mái, hãy góp ý thẳng thắn thay vì im lặng bởi “sợ mất lòng”. Ai cũng có quyền được tôn trọng và yêu thương với bản thân, hình thể của mình. Nếu gặp phải trường hợp nghiêm trọng hơn như cô bạn bị them vào group nói xấu, hãy dũng cảm yêu cầu chấm dứt và nhận được lời xin lỗi, hay nhờ cha mẹ, thầy cô trợ giúp.

Hãy chung tay loại bỏ nạn “body shaming” và chấp nhận vẻ đẹp sau lớp filter ảnh 7

Yêu bản thân nhiều hơn hoặc quyết tâm thay đổi

Ai cũng có những điểm chưa hài lòng về ngoại hình của mình. Nếu bạn cảm thấy những lời chê bai đúng với những điều mình suy nghĩ, hãy tích cực thay đổi để bản thân tốt hơn. Còn nếu không, dù ai có nói điều gì, bạn tự tin và yêu thương mình mới là điều quan trọng nhất.

Theo Ảnh tổng hợp từ Internet
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm