Hết mua pháo trên mạng lại học YouTube tự chế pháo, nhiều bạn trẻ vào viện hoặc bị phạt nặng

HHT - Để hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra từ pháo nổ, cũng như tuân thủ đúng quy định của pháp luật, mỗi người dân, đặc biệt là các bạn học sinh vốn đang có tâm lý muốn thử nghiệm, khám phá và đôi khi chưa nhận thức đầy đủ về tác hại những hành vi của mình, cần phải có sự hiểu biết đúng đắn về nghị định mới.

Những hệ lụy từ việc sử dụng, chế tạo pháo hoa trái phép

Kể từ khi Nghị định 137 ban hành vào cuối tháng 11/2020, thị trường mua bán pháo nổ trên mạng xã hội tấp nập người tham gia với nhiều chủng loại. Nhất là trong thời điểm Tết Nguyên đán đang đến gần, các hoạt động này lại càng diễn ra sôi động. 

Trên các trang mạng xã hội, người dùng dễ dàng tìm được hàng chục hội nhóm mua bán pháo hoa có sự tham gia từ vài trăm đến cả nghìn thành viên. Đa phần các loại pháo được rao bán trên các trang này đều có xuất xứ từ nước ngoài với lượng thuốc nổ kích nổ cao, thậm chí có loại pháo còn có sức công phá, dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng. 

Hết mua pháo trên mạng lại học YouTube tự chế pháo, nhiều bạn trẻ vào viện hoặc bị phạt nặng ảnh 1
Hết mua pháo trên mạng lại học YouTube tự chế pháo, nhiều bạn trẻ vào viện hoặc bị phạt nặng ảnh 2

Những hội nhóm mua bán pháo hoa, pháo nổ trên Facebook.

Không chỉ pháo nổ có sẵn mà các hóa chất để chế tạo chất nổ cũng được rao bán công khai trên mạng. Cùng với đó, chỉ cần gõ từ khóa “hướng dẫn chế tạo pháo”, hàng loạt kết quả tìm kiếm được hiển thị trên YouTube. Các video này mô tả công thức chế tạo pháo nổ rất chi tiết, bao gồm các hợp chất lưu huỳnh, kali, than củi… với mức độ sát thương khác nhau.

Hết mua pháo trên mạng lại học YouTube tự chế pháo, nhiều bạn trẻ vào viện hoặc bị phạt nặng ảnh 3 Các video hướng dẫn làm pháo đầy rẫy trên YouTube.

Sự tràn lan của các video hướng dẫn cũng như sự dễ dàng trong hoạt động mua bán hóa chất đã dẫn đến hệ quả là rất nhiều người tự chế tạo pháo nổ. Đặc biệt, đã có không ít trường hợp các bạn học sinh vì tò mò mà tự chế tạo pháo nổ, gây nên hậu quả đáng tiếc khi mang thương tật suốt đời.

Hết mua pháo trên mạng lại học YouTube tự chế pháo, nhiều bạn trẻ vào viện hoặc bị phạt nặng ảnh 4 Ngày 20/12/2020, Công an xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh phát hiện 4 học sinh THCS sử dụng pháo trái phép. Kiểm tra tại nhà các học sinh này, công an thu giữ 1,5kg lưu huỳnh, 1,14 kg muối kali clorat, thuốc pháo và 24 quả pháo tự chế. (Ảnh: Đức Hoàng)
Hết mua pháo trên mạng lại học YouTube tự chế pháo, nhiều bạn trẻ vào viện hoặc bị phạt nặng ảnh 5

Ngày 6/1/2021, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) tiếp nhận nam bệnh nhân D.T.H, 15 tuổi, ở Hải Dương bị đa chấn thương do pháo tự chế phát nổnhập viện trong tình trạng dập nát các đốt ngón tay ở bàn tay phải, bàn tay trái và vết thương ở bàn chân phải.

Một trường hợp nữa cũng điều trị tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là N.Q.T. (nam, 15 tuổi, Hà Nội). Ngày 7/1/2021, T. cùng bạn tự chế pháo, trong khi bạn của T. cạo bột từ hộp que diêm thì T. lấy bột đã cạo từ hộp que diêm để đốt. Thời điểm phát nổ, T. bị chấn thương còn người bạn thì may mắn không bị sao.

Cần có nhận thức đúng về nghị định mới

Để hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra, cũng như tuân thủ đúng quy định của pháp luật, mỗi người dân, đặc biệt là các bạn học sinh vốn đang có tâm lý muốn thử nghiệm, khám phá và đôi khi chưa nhận thức đầy đủ về tác hại những hành vi của mình, cần phải có sự hiểu biết đúng đắn về nghị định mới.

Theo đó, tại Điều 3, Khoản 1b, NĐ 137 nêu rõ, "pháo hoa" là: “Sản phẩm được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, mầu sắc, ánh sáng trong không gian, không gây ra tiếng nổ”. Đây là loại pháo không có thuốc nổ, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người. Trên thực tế, loại pháo hoa này người dân đã sử dụng trong dịp cưới hỏi, sinh nhật trước khi NĐ 137 ra đời. 

Hết mua pháo trên mạng lại học YouTube tự chế pháo, nhiều bạn trẻ vào viện hoặc bị phạt nặng ảnh 6 Các cửa hàng bày bán các loại pháo giấy, không bày bán các loại pháo hoa, pháo có thuốc nổ (Ảnh: Lao Động)

Còn loại pháo nổ là sản phẩm khi có tác động của xung kích thích cơ, điện, nhiệt, hóa tạo ra tiếng rít, tiếng nổ và tạo hiệu ứng, ánh sáng mầu sắc trong không gian. Nếu người dân sử dụng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính.

Hết mua pháo trên mạng lại học YouTube tự chế pháo, nhiều bạn trẻ vào viện hoặc bị phạt nặng ảnh 7 Pháo nổ tự chế có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. (Ảnh minh họa)
NĐ 137 cũng quy định chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa. 

Bên cạnh đó, nghị định 117/2020 nghiêm cấm hành vi nghiên cứu, chế tạo, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt pháo hoa.

Hết mua pháo trên mạng lại học YouTube tự chế pháo, nhiều bạn trẻ vào viện hoặc bị phạt nặng ảnh 8
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm