Thức ăn có đường: Ăn sao cho đúng để không bể phom hay gặp các rắc rối sức khỏe?

HHT - Đường là một chất mà rất nhiều bạn e dè trong việc dung nạp vào cơ thể. Tìm hiểu một chút về đường để biết cách chọn thức ăn có đường đúng cách nhé!

Đường cũng có nhiều loại lắm

Nhưng nếu phân chia một cách đơn giản thì chỉ có 2 loại chính thôi. Và hiểu một cách dễ dàng nhất thì có một loại cơ bản và một loại phức hợp:

Đường cơ bản chính là loại đường mà bạn thấy trong lọ đường nhà bạn. Khi bạn ăn kẹo mút, tức là bạn đang ăn đường cơ bản. Loại đường này cũng có trong hoa quả và sữa. Nhưng tất nhiên bạn nên dung nạp đường cơ bản cho cơ thể từ hoa quả hoặc sữa vì ngoài ra đường ra, các loại đồ ăn đó còn bao gồm các vitamin, chất xơ và canxi. Còn kẹo mút chỉ có đường và đường, không có gì hơn.

Thức ăn có đường: Ăn sao cho đúng để không bể phom hay gặp các rắc rối sức khỏe? ảnh 1

Đường phức hợp là loại đường có trong tinh bột, bao gồm các loại ngũ cốc, bánh mì, bánh quy, gạo hoặc mỳ ống... Nhưng cũng giống như đường cơ bản, có một vài loại đồ ăn bao gồm đường phức hợp tốt và một vài loại không tốt lắm. Ví dụ như bột mì là loại đồ ăn có đường phức hợp nhưng đã được qua tinh luyện và không còn chất xơ và chỉ còn chút ít chất dinh dưỡng.

Nhưng các loại ngũ cốc chưa tinh chế thì vẫn còn rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt ngũ cốc chưa tinh chế có khá nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hoá, đồng thời lại khiến bạn no nhanh, hạn chế được việc ăn quá nhiều. Đó là lý do tại sao một bát cháo yến mạch có thể khiến bạn no hơn là một cái kẹo ngọt, mặc dù lượng calo của 2 thứ là như nhau.

Cơ thể sử dụng đường để làm gì?

Thực chất đường cực kỳ quan trọng đối với cơ thể đấy nhé! Khi bạn ăn những thức ăn có đường, cho dù là loại đường gì đi nữa, khi vào cơ thể, chúng cũng sẽ được biến đổi thành đường cơ bản và được hấp thụ vào máu. Ngay khi lượng đường trong cơ thể tăng, tuyến tuỵ sẽ sản sinh một loại hoóc-môn có tên là insulin.

Nhiệm vụ của insulin là giúp giải phóng đường từ máu vào trong các tế bào cơ thể, nơi mà đường sẽ được sử dụng như một nguồn năng lượng. Khi quá trình này diễn ra nhanh (thường là khi bạn ăn đồ ăn chỉ bao gồm đường cơ bản, không có nhiều chất xơ và vitamin), bạn sẽ thấy đói nhanh hơn. Còn với những đồ ăn ngũ cốc (đồ ăn có đường phức hợp), quá trình này sẽ diễn ra chậm hơn và vì thế bạn sẽ lâu thấy đói hơn.

Thức ăn có đường: Ăn sao cho đúng để không bể phom hay gặp các rắc rối sức khỏe? ảnh 2

 Vậy tại sao ăn nhiều đường quá lại không tốt?

Những đồ ăn có quá nhiều đường cơ bản khi được đưa vào cơ thể có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Và theo cách nhà khoa học, việc này có thể gây nên các bệnh về tim mạch và đái tháo đường. Nhưng nếu ăn quá ít đường, lại có thể gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt và tụt huyết áp, cũng rất nguy hiểm. Thế nên bạn không nên ăn quá ít đường, và cũng không nên ăn quá nhiều. Hãy cứ ăn kẹo nhé, nhưng đừng ăn quá nhiều, và cũng đừng quên ăn nhiều loại đường từ các loại thức ăn khác nhau như hoa quả và ngũ cốc.

Thức ăn có đường: Ăn sao cho đúng để không bể phom hay gặp các rắc rối sức khỏe? ảnh 3
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm