Bang California vừa ra luật "giải thoát" teen khỏi "mê cung" tin giả trên Internet

Bang California vừa ra luật "giải thoát" teen khỏi "mê cung" tin giả trên Internet
HHT - Không chỉ teen Việt gặp khó khăn khi phân biệt thông tin thật giả trên mạng, mà ngay cả ở Mỹ cũng thế. Tuy nhiên, bang Cafornia vừa ra một luật "cứu tinh" giúp mọi người định vị được giữa "ma trận" thông tin Internet.

Bạn có bao giờ đọc một bài viết nào đó rồi “vỗ đùi đen đét” bảo cả nhà phải răm rắp nghe theo, nhưng đọc đến cuối bài lại thấy một dòng quảng cáo nhỏ, và vỡ lẽ hóa ra những tin tức mình đọc ở trên hoàn toàn chỉ là để quảng cáo?

Bang California vừa ra luật "giải thoát" teen khỏi "mê cung" tin giả trên Internet ảnh 1

Đây không phải là vấn đề của riêng người Việt, mà ngay cả ở Mỹ, khi teen đã quen với việc nghiên cứu thông tin trên mạng cũng đang rất “bối rối” khi phải phân biệt thông tin thật giả trên mạng.

Theo một nghiên cứu của ĐH Stanford (Mỹ) vào năm 2016, có đến 80% học sinh cấp Hai không phân biệt được một bài quảng cáo với một bản tin đưa tin thuần túy, dù trên bài viết đã có kèm theo dòng chú thích: “Bài viết này được tài trợ” (tức là bài viết được trả tiền để chạy quảng cáo, như kiểu những bài viết được tài trợ bạn hay thấy xuất hiện trên Facebook).

Bang California vừa ra luật "giải thoát" teen khỏi "mê cung" tin giả trên Internet ảnh 2
Nhiều bài viết "đội lốt" tin tức chỉ để quảng cáo.

Một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2017 cũng cho thấy 80% người trưởng thành ở Mỹ coi Internet và mạng xã hội là tối quan trọng đối với sự dân chủ của Mỹ, nhưng trớ trêu thay chỉ có 25% trả lời là mình thực sự tự tin để phân biệt tin tức và bình luận (ý kiến chủ quan).

Ngày 23/9 mới đây, bang California (Mỹ) đã thông qua luật về nhận thức thông tin mạng (Media Literacy), theo đó sở giáo dục của bang phải cung cấp nguồn thông tin đáng tin cậy trên trang web của sở để học sinh và giáo viên có cơ sở để đối chiếu thông tin mà họ tìm được trên mạng.

Ông Bill Dodd (thượng nghị sỹ bang California) cho biết: “Chúng ta luôn yêu cầu các trường học phải có tư duy phản biện. Bằng cách cung cấp sự đào tạo thích hợp cho học sinh để họ tự phân tích thông tin mà họ tìm thấy, chúng ta có thể trao quyền để họ tự quyết định thu nạp thông tin đầy đủ hơn”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm