“Bát cháo hành” mùa dịch: Nghệ sĩ làm từ thiện và nhiều câu chuyện ấm lòng hơn nữa

HHT - Giữa gian nan và khó khăn bộn bề do dịch Covid-19 cũng như hạn mặn ở miền Tây gây ra, những câu chuyện ấm lòng của người dân Việt Nam vẫn hàng ngày được truyền tải như một thông điệp truyền cảm hứng và giàu năng lượng tích cực.

Chúng ta vẫn luôn tự hỏi, phải chăng xã hội ngày càng phát triển thì con người cũng ngày càng lạnh lùng? Những hình ảnh và con số biết nói dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Bởi lẽ, giữa những tháng ngày giông bão của đất nước, tình người vẫn luôn ấm áp hơn bao giờ hết.

Chương trình lắp máy lọc nước mặn thành nước ngọt của ca sĩ Thủy Tiên

Nước sông Mê Kông chảy về không đủ khiến miền Tây Nam Bộ chìm trong hạn hán nặng nề. Người dân không đủ nước dùng trong khi ruộng vườn dần héo khô vì thiếu nước. Trước tình hình đó, ca sĩ Thủy Tiên dẫn đầu huy động nguồn cứu trợ từ các mạnh thường quân để lắp đặt máy lọc nước biển thành nước ngọt. Các bạn trẻ cũng nhanh chóng chung tay đóng góp, mỗi người một ít, tích tiểu thành đại. Và thế là chiếc máy lọc nước đầu tiên sắp được đưa đến xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Nghĩa cử cao đẹp này của Thủy Tiên đã lan tỏa đến nhiều nghệ sĩ khác. Rất nhiều ca sĩ, diễn viên, người mẫu, hoa hậu đã hưởng ứng lời kêu gọi của cô, chung tay giúp sức người dân miền Tây chống lại tình trạng hạn mặn khắc nghiệt ở miền Tây. 
“Bát cháo hành” mùa dịch: Nghệ sĩ làm từ thiện và nhiều câu chuyện ấm lòng hơn nữa ảnh 1 Cầu thủ Công Vinh và ca sĩ Thủy Tiên đi khảo sát máy lọc nước. Ảnh: Facebook Thủy Tiên
“Bát cháo hành” mùa dịch: Nghệ sĩ làm từ thiện và nhiều câu chuyện ấm lòng hơn nữa ảnh 2 Những chiếc máy lọc nước đầu tiên được lắp đặt. Ảnh: Facebook Thủy Tiên

2000 chai nước cam vừa giúp “giải cứu” người nông dân vừa ủng hộ các bác sĩ tuyến đầu chống dịch tại Đà Nẵng

Hơn 20 thành viên trong câu lạc bộ Bếp Cơm Vạn Tình ở Đà Năng đã dãi nắng một tháng để gom hơn 160 tấn cam nhằm “giải cứu” người nông dân ở các tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An. Số tiền lợi nhuận sau khi bán được trích ra để xây nhà tình nghĩa, còn hai tấn cam được sử dụng cho “chiến dịch tiếp sức nước cam” ủng hộ đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện 199 Bộ Công An.

Tuy mỗi người một công việc nhưng cứ đến trưa là các thành viên lại tụ tập cùng nhau vắt tay những chai nước cam để gửi đến căn tin của bệnh viện. Các bác sĩ không khỏi xúc động trước hành động này: “Món quà tuy không lớn về giá trị vật chất, nhưng ở thời điểm này đây là lời động viên mà chúng tôi cảm thấy rất biết ơn. Hành động của các bạn cho chúng tôi biết rằng ngành y không đơn độc.”

“Bát cháo hành” mùa dịch: Nghệ sĩ làm từ thiện và nhiều câu chuyện ấm lòng hơn nữa ảnh 3 Các thành viên cùng nhau vắt nước cam tiếp sức cho bữa cơm của các y bác sĩ. Ảnh: Đoàn Nhạn
“Bát cháo hành” mùa dịch: Nghệ sĩ làm từ thiện và nhiều câu chuyện ấm lòng hơn nữa ảnh 4 Nhóm trao nước cam trực tiếp cho đội ngũ y tế bệnh viện 199 Bộ Công An. Ảnh: Đoàn Nhạn
“Bát cháo hành” mùa dịch: Nghệ sĩ làm từ thiện và nhiều câu chuyện ấm lòng hơn nữa ảnh 5 Chiến dịch "giải cứu nước cam" khiến các bác sĩ, y tá và người dân không khỏi xúc động. Ảnh: Bảo Nguyên

Hàng trăm sinh viên ngành Y tình nguyện ra trận chống dịch Covid-19

Trước tình hình dịch bệnh ngày càng chuyển biến phức tạp khi số người nhiễm bệnh và cách ly tăng cao, 100 sinh viên năm cuối thuộc lớp Y học dự phòng và lớp Y tế công cộng của trường Đại học Y Hà Nội đã tình nguyện đến tiếp viện cho lực lượng y tế. Các bạn sẽ được tập huấn cấp tốc để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, phỏng vấn y tế và các công việc khác. Dự kiến, các trường Cao đẳng và Đại học trên khắp cả nước như Y Dược Sài Gòn, Y Dược Hà Nội, Y Cổ Truyền, Y Bình Thuận, Y Hải Phòng và Y Thái Bình cũng sẽ cử thêm tiếp viện đến.

“Bát cháo hành” mùa dịch: Nghệ sĩ làm từ thiện và nhiều câu chuyện ấm lòng hơn nữa ảnh 6 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp thăm hỏi các bạn sinh viên Đại học Y tế Công cộng. Ảnh: Đại học Y tế Công Cộng

Chế tạo máy rửa tay diệt khuẩn tự động

Cùng với buồng khử khẩn toàn thân thì chiếc máy phun dung dịch sát khuẩn tự động cũng được ra đời. Chiếc máy này do trung tâm Y tế Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang tự nghiên cứu và chế tạo ra. Chỉ cần được tay vào, máy sẽ tự động phun dung dịch sát khuẩn. Nghe có vẻ đơn giản nhưng việc tránh được sự lây nhiễm virus của máy hiệu quả hơn rất nhiều so với các bình xịt dung dịch sát khuẩn công cộng.

“Bát cháo hành” mùa dịch: Nghệ sĩ làm từ thiện và nhiều câu chuyện ấm lòng hơn nữa ảnh 7

Máy phun dung dịch sát khuẩn tự động hạn chế lây nhiễm virus. Ảnh: Trung tâm Y tế Vị Thanh

Chế tạo buồng khử khuẩn toàn thân di động

Chiếc buồng khử khuẩn toàn thân sử dụng nước muối ion đầu tiên đã được Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường phối hợp với Trường đại học Bách khoa Hà Nội chế tạo thành công. Được biết, thời gian để khử khẩn cho một người chỉ mất 15 - 20 giây và công suất lên đến 1000 người/ ngày. Hiện tại, Viện đã lắp đặt và triển khai thử nghiệm hệ thống buồng khử khuẩn di động tại cổng vào của Viện. 

“Bát cháo hành” mùa dịch: Nghệ sĩ làm từ thiện và nhiều câu chuyện ấm lòng hơn nữa ảnh 8 Buồng khử khẩn toàn thân di động khiến dân Việt tự hào. Ảnh: Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm