Book Exchange FTU: Đọc sách self-help, bạn sẽ đánh mất cuộc đời của riêng mình?

Book Exchange FTU: Đọc sách self-help, bạn sẽ đánh mất cuộc đời của riêng mình?
HHT - Nữ doanh nhân Helly Tống và nhà thơ trẻ Nguyễn Phong Việt đã tham gia buổi talkshow “Định hình chính mình hay học làm người khác” để “giải mã” câu nói “Đọc sách self-help là lợi bất cập hại”.

Sách self-help – loại sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ

Vừa qua, buổi talkshow Định hình chính mình hay học làm người khác, nằm trong dự án Book Exchange (trao đổi sách) của nhóm sinh viên Đại học Ngoại thương (TP.HCM) đã diễn ranvới sự tham gia của nữ doanh nhân trẻ Helly Tống và nhà thơ trẻ Nguyễn Phong Việt.

Book Exchange FTU: Đọc sách self-help, bạn sẽ đánh mất cuộc đời của riêng mình? ảnh 1

Talkshow này ra đời bởi lẽ sách self-help (loại sách hướng dẫn thành công hoặc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, thường mang tính truyền cảm hứng hơn là một lĩnh vực cụ thể), như: Đắc nhân tâm, Bảy thói quen thành công, Đời thay đổi khi ta thay đổi… đang được đem ra làm đề tài tranh cãi.

Từ vị trí được “thượng tôn”, giờ đã có nhiều quan điểm xoay quanh sách self-help

Không khó để nhận ra thế hệ 8x, 9x có rất nhiều người yêu thích sách self-help. Đắc nhân tâm của tác giả Dale Carnegie được ví như sách “gối đầu giường” của nhiều người, dù cuốn sách hầu hết là do trải nghiệm bản thân của ông đúc kết ra, khác hẳn với các loại sách khoa học có số liệu chứng minh.

Book Exchange FTU: Đọc sách self-help, bạn sẽ đánh mất cuộc đời của riêng mình? ảnh 2

Vì thế, bây giờ có quan điểm cho rằng: Sách này tốt những giá trị nó mang lại không thực và chỉ mang hiệu quả tạm thời. Trong đoạn clip phỏng vấn một số sinh viên ĐH Ngoại thương TP.HCM được chiếu vào đầu buổi talkshow, có bạn cũng cho rằng: “Sách self-help có vẻ quá cao xa, mơ tưởng với mình”. Đồng thời, độc giả sau khi đọc sẽ tự giải thoát khỏi một rắc rối theo cách tác giả làm và tự biến mình thành một bản sao hoàn hảo.

Hoàng Khôi (cựu học sinh THPT Nguyễn Hữu Huân, TP.HCM) nhận xét: “Theo mình đa số sách self-help thường chủ quan, chỉ dựa trên quan điểm của tác giả để viết, đôi khi làm cho người đọc nhìn một vấn đề theo cách thiển cận. Mình thích cách viết của cách loại sách khoa học hơn, vì có nhiều số liệu thống kê, làm mình cảm thấy thông tin trong sách đáng tin cậy hơn”.

Nếu cho rằng sách self-help vô giá trị, có thể bạn chưa tìm thấy sách self-help phù hợp với mình

Sách self-help vẫn còn thường được nhìn nhận là những quyển sách với nội dung chung chung về thành công. Thế nhưng nội dung của loại sách này không chỉ dừng lại ở đó. Cái tên “self-help” mang nghĩa, khi đọc nó, bạn biết cách tự gỡ rối vấn đề, mỗi vấn đề sẽ có đầu sách self-help riêng, vì thế bản thân loại sách này cũng có vô cùng đa dạng các đầu sách.

Book Exchange FTU: Đọc sách self-help, bạn sẽ đánh mất cuộc đời của riêng mình? ảnh 3

Helly Tống tại buổi talkshow.

Helly Tống chia sẻ tại buổi talkshow, lúc trước chị không hề động vào một quyển sách. Nhưng nhờ môi trường xung quanh tốt, chị bắt đầu đọc sách và cuốn self-help đầu tiên là Bảy thói quen hiệu quả của người thành đạt của tác giả Stephen Covey. Từ đó, chị trở thành một người yêu đọc sách, và bạn cũng có thể thấy chị bây giờ là người thành công ở độ tuổi rất trẻ (chỉ mới 22 tuổi).

Chúng ta đã quá quen thuộc với những triết lý nghe có vẻ sáo rỗng như “Dám thất bại”, “Dám thành công”,… nhưng đó chỉ mới là bề nổi của sách self-help. Còn có những cuốn sách sâu sắc được đúc kết từ quy luật tự nhiên như cuốn Cuộc cách mạng của một cọng rơm của Masanobu Fukuoka mà nhà thơ Phong Việt giới thiệu.

Anh nói: “Đó cũng là một cuốn sách self-help” dù thoạt nhìn ta nghĩ đó là sách về nông nghiệp, nhưng thực ra cuốn sách đúc kết những kinh nghiệm trong nông nghiệp thành những triết lý thành công trong cuộc sống. Tác giả (vốn là nhà nông học) sử dụng phương pháp thuần tự nhiên để làm nông nghiệp. Qua đó, người đọc có cơ hội dừng lại, nghĩ về thực phẩm chúng ta nạp vào người mỗi ngày và từ đó hiểu về những quan hệ xã hội, luật nhân quả.

Book Exchange FTU: Đọc sách self-help, bạn sẽ đánh mất cuộc đời của riêng mình? ảnh 4

Ngoài ra, còn có những cuốn sách self-help giúp giải quyết những tình huống rắc rối với bạn bè, gia đình, để giúp phái nữ làm chủ cuộc sống rất cụ thể. Chị Thục Phương, giám khảo cuộc thi viết Kết truyện có là hết chuyện? cũng nằm trong Dự án Book Exchange này, đã chia sẻ với tôi: “Cuốn sách self-help đầu tiên mà chị đọc là Cách gây thiện cảm và thuyết phục người khác dành cho bạn gái của tác giả Donna Dale Carnegie (con gái của tác giả cuốn Đắc nhân tâm), vào năm lớp Sáu. Cuốn sách có câu châm ngôn “Không chỉ trích, lên án hay than phiền” không sáo rỗng, mơ mộng chút nào vì càng lớn thì các mối quan hệ xã hội của chị càng giống những tình huống trong sách: Bị nói xấu, phải tranh cãi nảy lửa với bạn bè, gia đình về một vấn đề,… và những kỹ năng dạy trong cuốn sách đã giúp chị rất nhiều".

Book Exchange FTU: Đọc sách self-help, bạn sẽ đánh mất cuộc đời của riêng mình? ảnh 5

Chị nói thêm: "Cuốn sách cũng “cật lực đả đảo” tư tưởng muốn “vùi” phái nữ thành “các cô gái ngoan”, và hướng dẫn họ trở thành những người phụ nữ trẻ độc lập, và những kiến thức “làm con gái độc lập” đầu tiên mà chị đọc được khi còn nhỏ cũng đã tác động tới chị từ sớm”.

Book Exchange FTU: Đọc sách self-help, bạn sẽ đánh mất cuộc đời của riêng mình? ảnh 6

Theo "cây bút" Nguyễn Phong Việt, chỉ khi mình trải qua những tình huống của tác giả thì mới hiểu sâu sắc những gì tác giả viết, mới có thể thấy sách self-help hay.

Anh Nguyễn Phong Việt còn nói thêm, ngoài những cuốn sách ở trên, ngay cả sách Chicken Soup (loạt sách tổng hợp các bài viết ngắn về chuyện đời thật, thường mang tính tình cảm, riêng tư) cũng là sách self-help. Nó cũng giúp giải quyết những vấn đề mà người đọc gặp phải trong cuộc sống bằng một cách mềm mại hơn, thay vì tổng hợp những lý thuyết khô khan, cứng nhắc.

Book Exchange FTU: Đọc sách self-help, bạn sẽ đánh mất cuộc đời của riêng mình? ảnh 7

Các bạn khán giả yêu sách tranh nhau phát biểu, đặt câu hỏi tại chương trình.

“Người trẻ không phải ai cũng đủ may mắn để gặp những người bạn tâm giao, hoặc những người đủ tâm lý để dễ dàng thông cảm, đưa ra lời khuyên cho những vấn đề mà mình đang gặp” - một khán giả chương trình phát biểu - “và một trong những cách để giải quyết vấn đề là đọc sách self-help”.

Và tất nhiên, cũng giống như tất cả những loại sách khác, bạn không thể chỉ đọc mỗi sách self-help. Trong đoạn clip được chiếu ở đầu chương trình, các bạn sinh viên ĐH Ngoại thương TP.HCM chia sẻ, nếu cho rằng chỉ đọc mỗi loại sách về thành công là đã thành công, điều này hoàn toàn sai. Để thành công, bạn còn cần phải thực hành, phải “lăn lộn” trong đời thực, và kết hợp đọc các sách chuyên ngành. Còn nếu chỉ đọc sách self-help thì đúng là chẳng khác gì “sống ở trên mây” rồi.

HY DI

Ảnh: Book Exchange FTU HCMC và tổng hợp từ Internet

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?