Chơi game giúp bạn tăng khả năng phân tích hay khiến não bạn tê liệt?

Chơi game giúp bạn tăng khả năng phân tích hay khiến não bạn tê liệt?
HHT - Chơi điện tử có thể là một cách rất thú vị để thư giãn sau giờ học. Nhưng chơi đến mức thế nào thì sẽ có hại nhỉ?

Tại một số trường học ở MỹAnh, các thầy cô sử dụng những trò chơi điện tử như Minecraft để khuyến khích học sinh hoạt động tập thể và suy nghĩ, phân tích. Chứng tỏ, chơi game cũng có những lợi ích nhất định.

Tuy nhiên, với một số người, thì chơi game trở thành một thói quen xấu. Chẳng hạn, nếu buổi đêm, bạn thức khuya và dán mắt vào màn hình. Và quên làm bài tập. Vì cái thế giới trong trò chơi đó có vẻ là một nơi thân thiện hơn nhiều so với thế giới bên ngoài.

Các chuyên gia y tế đã để ý đến điều này. Vào tháng 6 vừa rồi, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thêm chứng “rối loạn chơi game” vào danh sách bệnh tật. Một người được coi là mắc chứng “rối loạn chơi game”, nếu việc chơi game làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ của họ với gia đình và bạn bè, và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của họ nữa.

Thức đêm chơi game, dù là trên điện thoại hay máy trò chơi điện tử, cũng đều rất nguy hiểm.

Tất nhiên, các chuyên gia cũng nhất trí rằng không phải cứ chơi game quá nhiều thì gọi là “rối loạn”. Mà một số người mê chơi game có thể đang bị một chứng bệnh tâm lý nào đó khác (trầm cảm, stress, sức ép xã hội…). Khi đó, những chứng bệnh này phải được điều trị trước.

Điều gì khiến cho trò chơi điện tử gây nghiện đến vậy? Các bác sĩ tâm lý giải thích rằng việc chơi game kích thích trung tâm “nhận thưởng” của não. Sau một thời gian, não trở nên tê liệt. Bạn cảm thấy buồn chán khi không chơi. Nên bạn chơi nhiều hơn.

Bác sĩ tâm lý Clifford Sussman, chuyên điều trị những bạn trẻ nghiện chơi game, khuyên rằng bạn nên để ý thời gian mà mình chơi. Bạn nên nghỉ ít nhất là một tiếng sau mỗi tiếng chơi game. Bởi đó là thời gian mà não cần để hồi phục.

Ngoài ra, một số triệu chứng của bệnh “rối loạn chơi game” có thể là bạn cảm thấy lo lắng hoặc giận dữ khi không được chơi. Khi ấy, bạn nên nhờ bố mẹ tìm cách trợ giúp.

Bác sĩ Sussman gợi ý rằng, nếu hay chơi game, bạn nên thường xuyên tự hỏi mình một câu đơn giản: “Mình đang kiểm soát trò chơi, hay trò chơi đang kiểm soát mình?”.

Theo MSN
MỚI - NÓNG
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
Hoa hậu H’Hen Niê đồng hành cùng các hoạt động hướng đến người dân gặp khó khăn
HHT - Hoa hậu H'Hen Niê vừa có chuyến công tác tại tỉnh Điện Biên, hưởng ứng "Tháng Nhân đạo năm 2024 cấp Quốc gia", đồng hành cùng Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam trong chuỗi hoạt động “Hành trình nhân đạo, trao nhận yêu thương” hướng đến trẻ em, phụ nữ, người dân gặp khó khăn tại Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm