“Đột nhập” hội nghị “siêu ngầu” mô phỏng Liên Hiệp Quốc dành cho HS-SV

“Đột nhập” hội nghị “siêu ngầu” mô phỏng Liên Hiệp Quốc dành cho HS-SV
HHT - Liên Hiệp Quốc - tên một tổ chức quá lớn và xa vời đối với các teen nhà mình, thế nhưng những Hội nghị mô phỏng Liên Hiệp Quốc (Model United Nations - MUN) được tổ chức cho các bạn HS-SV thì lại rất nổi tiếng và quen thuộc.

Mới đây tớ đã “nhập cung” vào hội nghị quốc tế này tại Bali, hãy cùng khoác chiếc vest lên và trải nghiệm xem có gì bên trong hội nghị siêu ngầu này!

“Đột nhập” hội nghị “siêu ngầu” mô phỏng Liên Hiệp Quốc dành cho HS-SV ảnh 1

Chuẩn bị hai tháng cho cuộc họp một ngày

Từ trước khi các bạn chính thức gặp mặt nhau tại Bali, tụi mình đã liên tục nhận được mail từ ban tổ chức về tất tần tật mọi thứ giấy tờ trên đời, từ sổ tay bí kíp cơ bản, giải thích MUN là gì, làm sao để phát biểu ý kiến trong một buổi họp... và đặc biệt là phải viết một position paper. Position paper có thể xem là một bức thư “định vị”, mỗi người tham dự hội nghị sẽ đại diện cho một nước, cùng bàn về một chủ đề đã định trước, và tờ giấy “la bàn” này chính là nơi bạn nêu ý kiến về vấn đề này từ góc độ của đất nước bạn đang đại diện. Ví dụ chủ đề lần này là “Bảo hiểm y tế toàn cầu, phân tích hiệu quả tại các nước thuộc thế giới thứ ba”, với cương vị đại diện của Việt Nam, tớ đã phải đọc hết mọi tài liệu liên quan của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), cho đến những bài báo về bảo hiểm y tế của người Việt. Từ đây tớ đi đến những kết luận trong bài viết là làm thế nào để có thể cải thiện được vấn đề này ở cả Việt Nam và trên thế giới!

Quá trình viết một tài liệu mang tính học thuật cao thật sự rất bối rối, thế nhưng khi ấy ban tổ chức đã liên tục gửi đến những sườn bài mẫu, các nguồn thông tin cập nhật và đa chiều cho tụi mình tham khảo.

Ngoài ra còn phải chú ý thật kĩ trong việc chuẩn bị “xiêm y” nữa, trong mỗi cuộc gặp của hội nghị sẽ có những yêu cầu về trang phục hoàn toàn khác nhau. Điều bạn nhất định không thể thiếu khi tham dự một Hội nghị mô phỏng Liên Hiệp Quốc chính là một bộ vest thật ngầu, hoặc những chiếc đầm hay bộ trang phục cực kì lịch sự và đứng đắn. Ngoài ra cũng đừng quên chuẩn bị cả những món quà nho nhỏ đặc trưng của nước bạn để tặng cho những bạn bè khác, đây chính là cách “nâng cấp” mối quan hệ đáng yêu nhất!

“Đột nhập” hội nghị “siêu ngầu” mô phỏng Liên Hiệp Quốc dành cho HS-SV ảnh 2

Đã sửa soạn xong rồi thì hãy bắt đầu hành trình cùng tớ nha!

Ngày 1: Không phải “cao thủ” cũng không cần ủ rủ!

Đêm đầu tiên gặp nhau tại sảnh khách sạn khổng lồ ở Bali chính là lúc các bạn nói chuyện làm quen với nhau cũng như bắt đầu học những kiến thức cơ bản về mô hình hội nghị này. Buổi tối ấy tớ đã được nghe những chia sẻ từ bác Aziz Nurwahyudi - đại diện Bộ Ngoại giao Indonesia về việc làm sao để trở thành một nhà ngoại giao trẻ tuổi. Sau đó là Jean Couteau (tác giả sách, nhà phê bình nghệ thuật) trao đổi cách bảo tồn văn hóa truyền thống trong thời đại công nghệ. Mỗi người đều đưa ra cho tụi tớ những góc nhìn vừa học thuật lại vừa rất vui nhộn, như bác Aziz đã sử dụng rất nhiều ảnh meme để xóa bỏ những “lầm tưởng” của mọi người về người làm ngoại giao.

Sau đó chính là phần những “chủ tịch” từng tổ chức trong Liên Hiệp Quốc lên sân khấu để hướng dẫn cho tụi mình lịch trình cụ thể của hội nghị chính thức, khi điểm danh thì tụi mình cần nói như thế nào, mỗi sự lựa chọn ảnh hưởng đến quyền lợi của tụi mình ra sao. Ví dụ như nếu bạn chỉ nói “Present” (có mặt) thì bạn có thể bầu có, không, hoặc phiếu trắng trong mỗi đợt bầu cử luận điểm, còn nếu bạn nói “Present and Voting” (có mặt và bỏ phiếu) thì bạn sẽ không được bỏ phiếu trắng nữa mà phải chọn lựa thật rõ ràng. Tụi mình gọi buổi tối đầu tiên này chính là lúc để học MUN 101 - nền tảng những điều cơ bản về một hội nghị mô phỏng để chuẩn bị tốt nhất cho bạn dù bạn đã có kinh nghiệm hay chưa!

“Đột nhập” hội nghị “siêu ngầu” mô phỏng Liên Hiệp Quốc dành cho HS-SV ảnh 3

Ngày 2: Hóa thân thành những công dân toàn cầu

Khi đã khoác lên mình bộ áo vest và tìm đến chỗ ngồi có tên nước mình và lá cờ đại diện, bạn không còn là một học sinh - sinh viên nữa, mà bạn chính là tiếng nói của cả đất nước mà bạn đang đại diện ấy. Đây luôn là điều mỗi đại diện phải nhớ trong đầu, để mỗi phát ngôn, mỗi ý kiến hay phiếu bầu của mình đều phải là những điều tốt nhất cho một quốc gia.

Từ một chủ đề lớn, tụi mình sẽ chia ra thành những vấn đề nhỏ hơn liên quan. Ví dụ như từ chủ đề “Bảo hiểm y tế toàn cầu” sẽ chia ra những vấn đề nhỏ để bàn luận như là “Bộ máy nhà nước ảnh hưởng thế nào trong việc áp dụng bảo hiểm y tế toàn cầu”, “Cải thiện chất lượng của các bệnh viện công”... Mỗi đại diện đăng kí phát biểu sẽ có từ 1-2 phút nêu ý kiến của mình, mỗi lần nêu ý kiến xong các nước có cùng quan điểm hoặc ủng hộ ý kiến ấy sẽ bắt đầu “chuyền thư” để có thể lập thành liên minh với nhau.

Từ đó đến chiều tụi mình sẽ phải tích cực đi tìm những “đồng minh” để phát triển các ý tưởng giải quyết vấn đề, những ý tưởng ấy đều phải đủ “mạnh” để ít nhất một phần năm các nước tham dự đồng ý với bạn. Và sau một thời gian bàn luận chung về những ý tưởng ấy, tụi mình lại gộp thành những nhóm lớn hơn để có thể cho ra những ý tưởng giải quyết vấn đề có thể áp dụng cho nhiều nước và khả thi nhất.

“Đột nhập” hội nghị “siêu ngầu” mô phỏng Liên Hiệp Quốc dành cho HS-SV ảnh 4

Luôn nhớ trong đầu rằng mình là đại diện của cả một nước, nhiều khi tớ bất ngờ với độ nhập tâm của các bạn khi đại diện của Venezuela từ chối làm đồng minh với Mỹ vì thực trạng Mỹ đang bòn rút dầu và có mối quan hệ căng thẳng với nước họ. Hôm ấy tụi mình chẳng còn là những sinh viên, học sinh nữa, mà chính là những nhà ngoại giao thực thụ!

Ngày 3: Buổi lễ của những màu sắc văn hóa

Vì là hội nghị mô phỏng quốc tế, nên tối ngày cuối cùng chính là Đêm văn hóa, khi mà các bạn được khuyến khích diện trang phục truyền thống nước mình và còn được thưởng thức những màn biểu diễn từ các nước nữa. Đêm đó tớ đã được chứng kiến hội trường tràn ngập hàng nghìn màu sắc khác nhau, từ những bộ huipil của các bạn Mexico, baju kurung của các bạn Malaysia, hay krama của các bạn Cambodia... Trên bàn mỗi người đều có một loại nhạc cụ truyền thống của Indonesia. Đây cũng chính là cơ hội để các bạn thể hiện tinh thần dân tộc của mình bằng những tiếng hò reo hay giương cao cờ Tổ quốc.

Chúng ta có thể học hỏi bạn bè quốc tế và hoàn toàn có thể tự tổ chức những hội nghị mô phỏng này cho lớp mình, trường mình… với những chủ đề khác nhau để nâng cao kỹ năng giao tiếp, phản biện, thậm chí là truyền cảm hứng nữa. Bạn đã sẵn sàng chưa? 

Theo Hoa Học Trò
MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?