Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương: Những điều thế hệ Z cần làm để chung tay thay đổi

HHT - Trong buổi tọa đàm "RETHINK PLASTIC - DON’T MAKE OCEAN SICK" diễn ra tại Đại học Hoa Sen (TP.HCM), các diễn giả là giảng viên, đại diện doanh nghiệp xanh và người hoạt động vì môi trường đã cùng thảo luận về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.

Buổi tọa đàm về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương RETHINK PLASTIC - DON’T MAKE OCEAN SICK diễn ra tại Đại học Hoa Sen (TP.HCM) có sự góp mặt của các diễn giả (từ bên trái qua) gồm: Thạc sĩ Hồ Thị Thanh Thủy, anh Phạm Công Luật (Hành trình Gom), giảng viên Nguyễn Hoàng Tuấn, anh Võ Hoàng Quốc Dũng, giảng viên Nguyễn Xuân Quỳnh Như (MC).

Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương: Những điều thế hệ Z cần làm để chung tay thay đổi ảnh 1 Các diễn giả là giảng viên, đại diện doanh nghiệp xanh và người hoạt động vì môi trường đã cùng thảo luận về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. - Ảnh: Nguyễn Huyền

Nhựa không làm chúng ta vô can

Thảo luận về sự liên hệ giữa ô nhiễm đại dương và hành động của mọi người, Thạc sĩ Hồ Thị Thanh Thủy chia sẻ về thành tựu mà các nước châu Âu đã làm được để thay đổi “cục diện” rác thải. Nước Đức là một trong những quốc gia hành động quyết liệt và đạt được tỷ lệ tái chế rác thải nhựa lên đến 80% (con số này ở Việt Nam là khoảng 20%). Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam đang từng bước sửa đổi quy định nhập khẩu rác, lệ phí thu gom rác và khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất bền vững.  

Nhưng không chỉ trên văn bản, để giảm thiểu sự “lây lan” của rác thải nhựa ra đại dương và môi trường sống xung quanh, ai cũng có thể từ chối dùng một chiếc ống hút nhựa mỗi ngày thì một năm đã giảm được lượng lớn “loài nhựa” xâm lấn và làm hại hệ sinh thái xanh. 

Anh Võ Hoàng Quốc Dũng (Giám đốc quản lý thương hiệu toàn cầu Equo) cũng gợi ý những sáng kiến thay thế cho nhựa như “ống hút cỏ bàng”, “ống hút tre”, sản phẩm từ “bã cà phê”,... hiện đã được sản xuất và đưa vào sử dụng ở Việt Nam. 

Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương: Những điều thế hệ Z cần làm để chung tay thay đổi ảnh 2 Ống hút tinh bột và ống hút cỏ bàng là những giải pháp dùng-một-lần “thân thiện với môi trường” - Ảnh: Internet

Du lịch hay ô nhiễm có trước? 

Bảy tháng trước, anh Phạm Công Luật (27 tuổi) từng là nhân viên của một công ty du lịch. Làn sóng COVID-19 trở lại “phong tỏa” một người thích xê dịch. Anh quyết định xin nghỉ việc, mua một chiếc xe đạp và lên kế hoạch để “làm khác đi”. 

Nhận thấy kế hoạch xuyên Việt của mình đã có nhiều người bạn thực hiện được và chưa đủ “khác”, anh Luật đã vẽ ra hai ngã rẽ mới cho chuyến đi. Giữa ý tưởng mang cây đến trồng tại mỗi điểm dừng chân với ý tưởng nhặt - thu gom rác, anh Luật đã chọn ý tưởng hai vì chính mình hoàn toàn có khả năng làm được. 
Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương: Những điều thế hệ Z cần làm để chung tay thay đổi ảnh 3 Gom là biệt danh mà anh Luật tự đặt cho mình trong hành trình “gom rác xuyên Việt” - Ảnh: Nguyễn Huyền.

“Mình nghĩ rằng, nếu chuyến xuyên Việt của mình chỉ “đi và trải nghiệm” thì khá “ích kỷ” vì chỉ có một mình mình trong đó.” Vì vậy, Hành trình Gom ra đời và nhiều bao tải rác được thu dọn trên bờ biển Trung - Nam. 

Trả lời cho câu hỏi “ngành du lịch bị ảnh hưởng gì khi có ô nhiễm đại dương”, anh Luật cho thấy “những gì mình đưa (thải) ra biển sẽ quay trở lại”. Trong chuyến đi 6 tháng 5 ngày, anh dừng lại ở Lý Sơn sau ngày bão tan, nước rút. Cảnh tượng trước mắt là 10 km đường biển ngập rác.

Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương: Những điều thế hệ Z cần làm để chung tay thay đổi ảnh 4 Một ít rác để lại của mỗi người có thể để lại hậu quả lớn cho du lịch và vẻ đẹp biển Việt Nam - Ảnh: NVCC.

Giảng viên Nguyễn Hoàng Tuấn (ĐH Hoa Sen, TP.HCM) nói thêm, một điểm đến nhiều rác, ô nhiễm chắc chắn sẽ không thu hút du khách và ít cơ hội phát triển du lịch hơn. 

Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương: Những điều thế hệ Z cần làm để chung tay thay đổi ảnh 5
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm