“Bật mí” tác giả thực sự đứng sau những tác phẩm của Moon Young trong “Điên Thì Có Sao“

HHT - Jamsan - họa sĩ minh họa cho các bộ truyện trong “Điên thì có sao - It's Okay Not to Be Okay” vẫn đang choáng ngợp bởi sự thành công chỉ qua một đêm của bộ phim ở cả trong và ngoài nước, điều mà ông không thể ngờ tới trong sự nghiệp của mình.

Jamsan chia sẻ từ nhỏ ông đã yêu thích hội họa, truyện tranh và mơ ước trở thành một họa sĩ hoạt hình. Ông học ngành Hội họa phương Đông tại một trường Trung học nghệ thuật, rồi theo học chuyên ngành minh họa và hoạt hình tại Đại học Quốc gia Kongju. Sau đó, Jamsan bắt đầu làm việc với vai trò đạo diễn hình ảnh cho đến khi ông nghỉ việc để theo đuổi sự nghiệp vẽ tranh minh họa khi sắp bước qua tuổi 30.

“Bật mí” tác giả thực sự đứng sau những tác phẩm của Moon Young trong “Điên Thì Có Sao“ ảnh 1 Họa sĩ Jamsan từng hợp tác với đạo diễn Park Shin Woo trong bộ phim truyền hình "Encounter" (Gặp gỡ) với sự tham gia của Park Bo Gum và Song Hye Kyo.
“Bật mí” tác giả thực sự đứng sau những tác phẩm của Moon Young trong “Điên Thì Có Sao“ ảnh 2Tranh minh họa của họa sĩ Jamsan trong “Encounter” theo mô-típ cổ tích, huyền bí.

Vách ngăn của ý tưởng, sáng tạo

Giống như đại đa số các họa sĩ khác, Jamsan có thiên hướng thể hiện các bức họa có cảm xúc ấm áp và nhẹ nhàng. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ mình đã chán những bức tranh minh họa theo chủ đề sáng sủa, thần bí và giả tưởng sau hơn 20 năm trong nghề và trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống.

Ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với The Korea Times: "Sau khi sự nghiệp xuống dốc, tôi tìm thấy niềm vui khi vẽ thây ma và những câu chuyện cổ tích có phần rùng rợn. Tuy nhiên, thực tế thì chẳng có gì thay đổi cả, tôi vẫn minh họa và phác thảo những câu chuyện theo cách cũ. Các nhà xuất bản không muốn phát hành những câu chuyện cổ tích tàn khốc, họ cho rằng những câu chuyện như vậy sẽ không hấp dẫn nhiều độc giả."

Cách nhìn những câu chuyện cổ tích thiếu nhi theo hướng tươi sáng, huyền ảo với cái kết có hậu được đóng khung từ lâu đã trở thành rào chắn ngăn niềm đam mê, ý tưởng của họa sĩ Jamsan; đồng thời cũng là nước đi mạo hiểm của các nhà xuất bản.

Cơ hội băng vách vượt rào

Sau khi nghe đạo diễn Park Shin Woo chia sẻ về kịch bản của Điên thì có sao, họa sĩ Jamsan ngay lập tức bày tỏ mong muốn tham gia dự án thứ hai sau Encounter với đạo diễn họ Park.

Nếu trong Encounter, họa sĩ Jamsan chỉ xây dựng hình ảnh cho phần mở đầu và kết thúc thì với Điên Thì Có Sao, ông phải xây dựng hình ảnh cho từng tập truyện xuất hiện trong bộ phim. Đây là thử thách nhưng đồng thời cũng là cơ hội để Jamsan vượt qua vùng an toàn của bản thân và ông vui vẻ chấp nhận đương đầu với nó.

“Bật mí” tác giả thực sự đứng sau những tác phẩm của Moon Young trong “Điên Thì Có Sao“ ảnh 3“Tôi luôn quan tâm đến việc hình dung và thể hiện cảm xúc thông qua nghệ thuật. Một bức họa thực sự xuất sắc không phải một bức tranh với nét bút đẹp mà là khi bạn đem cảm xúc của nhân vật đặt vào trong từng nét vẽ.” - họa sĩ Jamsan chia sẻ.

Họa sĩ 47 tuổi đã thay đổi hoàn toàn phong cách chung trong cách minh họa để phản ánh nhân vật trong các câu chuyện của Điên thì có sao từ nội tâm đến cách họ vượt qua nỗi sợ và ký ức tồi tệ.

Bứt phá ngoạn mục sau vách ngăn

Điên thì có sao xoay quanh câu chuyện của Go Moon Young, một tác giả truyện thiếu nhi mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Cô viết những câu chuyện cổ tích tàn khốc với chủ đề đen tối và khung cảnh kì lạ - cái mà đa phần mọi người đều cho rằng không phù với truyện cổ tích thiếu nhi. Họa sĩ Jamsan đã mượn ngòi bút của “điên nữ” Moon Young để thể hiện đam mê và ý tưởng bấy lâu của mình.

Nữ biên kịch Jo Yong chia sẻ trên Newstrance rằng: “Những cuốn truyện thiếu nhi có một mối liên hệ sâu sắc với Moon Young. Vì bị mẹ bạo hành tinh thần khi còn nhỏ, nhân vật này đã mắc phải hội chứng rối loạn nhân cách chống xã hội. Sáng tác truyện thiếu nhi là cách để cô nói với thế giới ‘Giúp tôi!’, ‘Cứu tôi!’ và ‘Đừng để những đứa trẻ khác phải trải qua bi kịch như tôi’…”. Hay nói cách khách, đó là cách mà Moon Young giao tiếp với thế giới và tiếp tục sinh tồn".

“Bật mí” tác giả thực sự đứng sau những tác phẩm của Moon Young trong “Điên Thì Có Sao“ ảnh 4Minh họa cho các nhân vật trong “Điên thì có sao".

Họa sĩ Jamsan đã khắc họa chân thực từng cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện. Trong những cuốn truyện đầu tiên của Go Moon Young như Cậu bé ăn ác mộng hay Nhóc thây ma, ông sử dụng gam màu tối để thể hiện những tổn thương về mặt tinh thần mà nhân vật phải gánh chịu. Khi câu chuyện phát triển và nhân vật Kim Sang Tae ra mắt với tư cách là họa sĩ minh họa với Finding the face real - Tìm kiếm khuôn mặt thật, ông sử dụng những màu sắc sống động hơn với cảm giác ấm áp và thân thiện.

Bộ đôi họa sĩ Jamsan và biên kịch Jo Yong đã chứng minh cho khán giả thấy kể cả những câu chuyện cổ tích u tối và tàn khốc cũng mang lại giá trị nhân văn cao cả.

Mở ra chân trời mới

Sau thành công vang dội của Điên thì có sao, nhà sản xuất đã quyết định xuất bản 5 tập truyện trong phim.

“Bật mí” tác giả thực sự đứng sau những tác phẩm của Moon Young trong “Điên Thì Có Sao“ ảnh 5

The Boy Who Fed on Nightmares - Cậu bé ăn ác mộng: Câu chuyện về cậu bé cầu xin ma nữ xóa đi những kí ức đau khổ để không gặp ác mộng nhưng cuối cùng lại bị lấy mất linh hồn. Với ma nữ, chỉ ai nhớ kí ức và vượt qua nó mới có thể tiếp tục sống, nếu không mãi mãi cũng chỉ là một đứa trẻ.

“Bật mí” tác giả thực sự đứng sau những tác phẩm của Moon Young trong “Điên Thì Có Sao“ ảnh 6

Zombie Kid - Nhóc thây ma: Nói về cậu bé sinh ra giống như thây ma chỉ biết ăn không biết nói. Câu nói đầu tiên cậu nói ra trong đời là: “Mẹ thật ấm áp”, khi mẹ cậu trở thành bữa ăn cuối cùng của con trai trong dịch bệnh.

“Bật mí” tác giả thực sự đứng sau những tác phẩm của Moon Young trong “Điên Thì Có Sao“ ảnh 7

The Cheerful Dog - Chú chó mùa Xuân: Câu chuyện về chú chó ban ngày cười đùa vui vẻ nhưng đêm đến lại cô đơn. Do bị trói vào sợi dây quá lâu nên chú chó không biết cách tự cắn đứt sợi dây để thoát ra, cả đời phải chịu đựng bị kiểm soát, kìm hãm.

“Bật mí” tác giả thực sự đứng sau những tác phẩm của Moon Young trong “Điên Thì Có Sao“ ảnh 8

The Hand, the Monkfish - Tay, cá mặt quỷ: Kể về cô bé xinh đẹp được mẹ bảo bọc nuôi dưỡng nhưng khi lớn lên, tay chân cô cũng vô dụng và không thể làm gì giúp đỡ mẹ mà chỉ biết há miệng thật to chờ ăn. Cuối cùng, cô bị bà vứt bỏ nơi đại dương, gào khóc trong vô định.

“Bật mí” tác giả thực sự đứng sau những tác phẩm của Moon Young trong “Điên Thì Có Sao“ ảnh 9

Finding the Real Face - Đi tìm gương mặt thật: Câu chuyện về hành trình của 3 nhân vật (đại diện cho Go Moon Young, Kang Tae và Sang Tae) trên chiếc xe đi tìm kiếm gương mặt thật sự của mình và giúp đỡ những người họ gặp trên đường đi.

Tất cả 5 cuốn truyện đều nằm trong Top 20 sách bán chạy trong tháng, theo trang web Kyobo Bookstore và YES24.

Họa sĩ Jamsan cũng đang chuẩn bị một tập truyện cổ tích đen tối có tựa đề Quả táo máu dành cho người lớn. Cuốn sách đầu tiên của bộ truyện sẽ có tên Nàng tiên cá tự hủy, dự kiến lên kệ vào tháng 9, kể về hành vi tự hủy hoại bản thân của nàng tiên cá sau khi không thể giành được trái tim của hoàng tử.

Ông bày tỏ mong muốn tìm kiếm người có thể xây dựng nội dung cho câu chuyện, cũng như định hướng cho tương lai: "Tôi muốn kể những câu chuyện theo từng bước nhỏ. Mục tiêu của tôi là khơi dậy nụ cười và cảm xúc ở độc giả để họ sẽ chờ đợi câu chuyện tiếp theo. Một câu chuyện vừa giải trí nhưng cũng đáng để bạn suy ngẫm. Tuy nhiên, tôi không nghĩ một cuốn truyện phải luôn có thông điệp hay giá trị đạo đức. Tôi chỉ muốn tạo nên những câu chuyện chân thực và khơi gợi sự đồng cảm."

Theo (Koreatimes)
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm