“Bridgerton“: 7.500 bộ trang phục vương giả lộng lẫy và những bí mật hậu trường giờ mới kể

HHT - Việc "Bridgerton" trở thành bộ phim đình đám nhất thời gian qua không phải là một kỳ tích nhỏ. Shonda Rhimes đã làm hết mình với loạt phim Netflix đầu tay của cô, cho ra đời một tác phẩm lấy bối cảnh Vương quốc Anh thời kỳ hào nhoáng với những sảnh điện trang trọng và cả những bộ trang phục quý tộc vô cùng lộng lẫy.

Nhà thiết kế trang phục Ellen Mirojnick chia sẻ về nỗ lực to lớn trong việc đưa loạt phim từ Netflix vào cuộc sống

Cả ê-kíp làm phim và bộ phận hậu cần đã rất cố gắng để bộ phim trở nên sống động. Họ phải giải quyết câu hỏi làm thế nào để các diễn viên mặc quần áo của thế kỷ 19 trông thật tinh tế và trang trọng. Đó là một thử thách thực sự!

“Bridgerton“: 7.500 bộ trang phục vương giả lộng lẫy và những bí mật hậu trường giờ mới kể ảnh 1 Chỉ trong 8 tập phim mà có tới 10 cảnh dạ hội được quay trong ballroom được trang hoàng tráng lệ.

Đối với NTK Ellen Mirojnick, thách thức không chỉ là quy mô của dàn diễn viên mà còn là chiều sâu của câu chuyện. Chỉ trong 8 tập phim mà họ có tới 10 cảnh dạ hội được quay trong ballroom được trang hoàng tráng lệ, đây chính là những cảnh phim đòi hỏi rất nhiều áo choàng, vương miện và áo khoác.

Dù đạo diễn đã hư cấu thời kỳ Nhiếp chính (năm 1813) nhưng vẫn có những yếu tố đời thực cơ bản. Ví dụ như các tiểu thư luôn mặc những chiếc váy khác nhau cho mỗi buổi dạ hội, họ không mặc trùng lại. Vì vậy trong phim số lượng váy áo thực sự lên đến hàng ngàn và việc diễn viên phải thay đồ liên tục diễn ra từ sáng cho đến tối. Đây đã là một nỗ lực cực kì lớn của cả dàn hậu cần lẫn diễn viên.

“Bridgerton“: 7.500 bộ trang phục vương giả lộng lẫy và những bí mật hậu trường giờ mới kể ảnh 2 Diễn viên phải thay đồ liên tục, diễn ra từ sáng cho đến tối.

Đoàn phim sở hữu một tủ quần áo lộng lẫy, xa hoa chứa khoảng 7.500 bộ trang phục

Đến với những tập phim Bridgerton, khán giả đã vô cùng ấn tượng với những chiếc váy thắt eo màu phấn ngọt ngào với những đường thêu tinh xảo. Trang phục dạ hội được thiết kế kì công với phần trang trí là một số lượng lớn các loại ren, tay áo phồng và những chi tiết ruy băng đẹp tuyệt đối. Đồ mỹ nghệ hoàng gia với hoa văn đặc trưng thế kỉ 19 và rất rất nhiều trang sức đẹp tuyệt vời. “Về cơ bản số lượng trang phục được thống kê sơ sơ là khoảng 7.500 bộ” - NTK Ellen Mirojnick bật mí.

“Bridgerton“: 7.500 bộ trang phục vương giả lộng lẫy và những bí mật hậu trường giờ mới kể ảnh 3  Mỗi nhân vật chính sẽ có riêng khoảng 1.000 item thời trang.

NTK Ellen Mirojnick cũng cho hay mỗi nhân vật chính sẽ có riêng khoảng 1.000 item thời trang, bao gồm cả những món như áo choàng, áo lót... Thậm chí, vai chính Daphne Bridgerton do nữ diễn viên Phoebe Dynevor thủ vai đã có... 104 lần thay trang phục trong bộ phim.

“Bridgerton“: 7.500 bộ trang phục vương giả lộng lẫy và những bí mật hậu trường giờ mới kể ảnh 4 Mọi thứ về cơ bản đều được đặt làm riêng và hầu hết đều được thêu tay, kết cườm. 

Team của NTK Ellen Mirojnick đã thuê 5 thợ cắt và rập để tạo mẫu cho trang phục của các vai chính và 2 thợ may. Mọi thứ về cơ bản đều được đặt làm riêng và hầu hết đều được thêu tay, kết cườm. Bộ phim thực sự là một buổi trình diễn hoành tráng và long lanh.

“Bridgerton“: 7.500 bộ trang phục vương giả lộng lẫy và những bí mật hậu trường giờ mới kể ảnh 5 Ê-kíp đã phải chuẩn bị cả một "ngôi nhà quần áo" được quy tụ về từ các công ty may mặc trên khắp thế giới.

Đó là mới nói đến trang phục của các nhân vật chính. Còn về tổng thể và trang phục nền cho các nhân vật phụ, vai quần chúng, ê-kíp đã phải chuẩn bị cả một ngôi nhà quần áo được quy tụ về từ các công ty may mặc trên khắp thế giới, từ Anh đến Tây Ban Nha, Ý và thậm chí một số được sản xuất ở New York, Mỹ.

“Bridgerton“: 7.500 bộ trang phục vương giả lộng lẫy và những bí mật hậu trường giờ mới kể ảnh 6 Nghệ nhân - nhà thiết kế trang sức Lorenzo Mancianti cũng chính là người điều hành nhóm chế tác trong suốt quá trình thực hiện bộ phim.

Đừng quên đồ trang sức, một phần xa hoa không thể thiếu của bộ phim. Những chiếc vương miện có nguồn gốc từ Ý và Vương quốc Anh, thậm chí một vài chiếc vương miện của các quý tộc đứng đầu được lấy từ Cơ quan lưu trữ hãng Swarovski. Ngoài ra, những món trang sức khác cũng được lấy từ các đại lý ở New York, Ý và Vương quốc Anh.

Nghệ nhân - nhà thiết kế trang sức Lorenzo Mancianti cũng chính là người điều hành nhóm chế tác trong suốt quá trình thực hiện bộ phim. “Tôi đã làm việc trong ngành này một thời gian dài và tôi chưa bao giờ thấy thứ gì đó hoành tráng như vậy” - NTK Ellen Mirojnick nói.

Theo Ảnh tổng hợp từ Internet
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm