Từ vụ nam MC bị tố bạo hành em vợ: “Để vết thương ấy tỉnh thức lại mỗi chúng ta”

Từ vụ nam MC bị tố bạo hành em vợ: “Để vết thương ấy tỉnh thức lại mỗi chúng ta”
HHT - Những ngày qua, làn sóng bênh vực, đòi quyền lợi cho T.D chưa lúc nào ngưng sục sôi trên mạng xã hội. Thế nhưng, sau những hoang mang, phẫn nộ, phải chăng chính chúng ta - những người ngoài cuộc - cũng rút ra được nhiều điều.

Xoay quanh vụ việc một nữ sinh 15 tuổi tố bị anh rể - MC truyền hình bạo hành đang gây “bão” cộng đồng mạng thời gian qua, mới đây nhà văn Hoàng Anh Tú đã có những chia sẻ chân thành dựa trên góc nhìn từ một người cha của 3 đứa con. 

“Trong khuôn khổ bài viết này, tôi không muốn đề cập đến các nhân vật chính trong vụ việc. Tôi nghĩ chúng ta cần một khoảng lặng đủ để bình tâm - lọc thông tin cũng như chờ đợi ở các tổ chức, cơ quan chức năng liên quan đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em vào cuộc. Tôi muốn chúng ta cùng nhìn rộng ra hơn từ câu chuyện này để mỗi người có thể cùng rút ra một điều gì đó có ích cho bản thân hơn là những phẫn nộ, bức xúc, hoang mang mà chính chúng ta đang tạo ra cho bản thân mình” - anh viết.

Từ vụ nam MC bị tố bạo hành em vợ: “Để vết thương ấy tỉnh thức lại mỗi chúng ta” ảnh 1

Cha mẹ đừng chỉ để mắt, hãy để tâm đến con mình

“Đầu tiên, đó là việc đưa một điều gì đó liên quan đến gia đình ra trước công luận, cộng đồng chung. Ở đây mạng xã hội chỉ là một trong số đó, ngoài ra còn là trả lời báo chí, chia sẻ câu chuyện qua tin nhắn, chat, hay chia sẻ trong một cộng đồng nhỏ, kín, bí mật. Có nhiều câu chuyện vợ giận chồng nói quá lên rằng chồng bạo hành mình hay con cái giận dỗi cha mẹ mà khi kể lại đã văng tục trước bạn bè… khi đưa ra công luận nó trở thành vấn đề nghiêm trọng. Tôi nghĩ trước nhất là chính các trường học nên bắt đầu trò chuyện với học sinh, biến nó trở thành một “tín chỉ ngắn hạn” trong các giờ kỹ năng sống. Rồi quan trọng hơn là trong chính gia đình, cha mẹ cùng các con chia sẻ với nhau, nói với nhau về những điều có thể xảy ra khi “việc nhà chưa tỏ - ngoài ngõ đã thông” sẽ nguy hiểm thế nào.

Cần, rất cần những lắng nghe và chia sẻ không chỉ với con cái mà cả với chính cha mẹ, vợ chồng. Tôi vẫn tin rằng nếu có sự lắng nghe, chắc chắn sẽ không có chuyện ầm ĩ xảy ra như thế. Thay vì cha mẹ chỉ chăm chăm để mắt đến con xin hãy để tâm đến con cái. Để mắt sẽ thấy nhiều điều cần uốn nắn con nhưng để tâm sẽ cảm nhận được những gì đang diễn ra trong con cái mình để tự uốn nắn chính mình. Chúng ta hãy thôi thất vọng nếu ai đó không thay đổi theo ý ta mà hãy thay đổi chính bản thân mình trước nhất là vậy. Trong nhiều tình huống của cuộc sống, quả trứng luôn có trước con gà. Thế nên cách ấp trứng quan trọng hơn cả việc chúng ta muốn quả trứng cho ra con gà màu gì. Ấp trứng chính là cách để chúng ta cùng nhau tạo ra một con gà mạnh khỏe chứ không phải một quả trứng ung hay mãi mãi chỉ là một quả trứng… vịt lộn”.

Khi sự ngược đãi đến từ chính những người thân trong gia đình

"Khi chuyện bất hạnh xảy đến. Chúng ta luôn không được báo trước đâu. Mặc dù về lý thuyết, trước khi bất hạnh xảy đến luôn có những dấu hiệu báo trước. Nhưng nếu như chúng ta không đọc được những dấu hiệu báo trước đó thì sao? Chuyện bất hạnh xảy đến có khi là chính người thân trong gia đình trở thành thủ phạm. Chúng ta thật sự phải làm sao khi phải đứng giữa hai lựa chọn: Lên tiếng là tan nát gia đình - Im lặng làm tan nát nạn nhân. Chọn lối đi nào cũng dẫn ta đến một “trường bi kịch”. Làm sao để toàn vẹn được đôi đường? Vốn là không có cách nào hết vì khi bất hạnh xảy đến thì nó đã làm tan hoang tất thảy rồi.

Thế nên đừng cố tìm cách để dung hòa nước với dầu luyn. Đừng tìm cách thay đổi bản chất sự việc. Là ý kiến cá nhân tôi thôi, hãy cách ly nước và dầu luyn ra. Nước cần được làm sạch lại và dầu luyn thì cần phải tách rời ra. Thật khó để đưa ra toà án một người thân ta đã từng yêu thương đến dứt ruột. Và sẽ còn khó hơn để chữa lành những tổn thương vĩnh viễn trong lòng nạn nhân. Nhưng cũng như bất hạnh kia nó đã xảy ra chúng ta vĩnh viễn không bao giờ có thể coi như nó chưa từng xảy ra được.

Tôi nghĩ về sự trừng phạt và lòng yêu thương. Trừng phạt kẻ sai và yêu thương lấy nạn nhân. Đừng vì yêu thương mà không nỡ trừng phạt. Pháp luật là một lựa chọn nếu như điều đó đã không thể thay đổi. Chỉ có pháp luật mới đủ sức mạnh để ngưng lại những sai trái có thể xảy ra tiếp theo. Còn nếu không, trừng phạt cũng có nhiều cách khác. Bởi trừng phạt không phải là tận diệt kẻ làm sai, trừng phạt là tận diệt cái sai. Và với nạn nhân, tôi tin vào lòng yêu thương đi cùng với thời gian sẽ phần nào vá víu lại vết thương tổn ấy.

Như câu chuyện cô bé 15 tuổi kia, nếu như vụ việc này trở thành bài học xương máu cho mỗi người trong gia đình ấy, họ sẽ im lặng cùng nhau sửa sai bằng chính tấm lòng của họ. Ai cũng mong một cái kết đẹp như vậy. Để cả nhà cùng nhìn lại, nhận ra mình cần sửa chữa điều gì trong chính bản thân mình và với cách mà chúng ta nên sống với nhau thế nào sau những ồn ào ấy. Tôi vẫn tin rằng chúng ta có thể dập tắt đi một đám cháy không phải bằng những tiểu xảo mà phải bằng tất thảy tâm nguyện của ta, của những người liên quan. Tâm nguyện ấy là gì và thế nào tuỳ vào sự nhận thức cũng như lòng thiết tha của mỗi người trong cuộc sửa sai này. Bởi trên hết, gia đình, máu mủ vẫn luôn là thứ vô hình nhưng hiện hữu và có thật. Tôi tin vào điều đó!

Và cuối cùng, sau tất cả những ồn ào, vết thương để lại có thể sẽ khó mà biến mất, liền lạc lại như tơ trời. Nhưng tôi vẫn luôn tin rằng nó, điều bất hạnh bất ngờ xảy đến đó, sẽ trở nên giá trị như một cột mốc để trưởng thành, để hoàn thiện mỗi chúng ta.

Còn bây giờ, chúng ta sẽ ngồi lại cùng nhau chứ?”.

MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm