Đề xuất chuyển đổi chương trình học THPT sang hình thức tín chỉ, bạn nghĩ sao?

HHT - Mới đây, một thành viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đề xuất, 5 năm tới, chương trình học THPT nên chuyển sang học theo tín chỉ như các quốc gia khác trên thế giới.

Trong cuộc họp của Hội đồng Quốc gia và Phát triển nhân lực được tổ chức cách đây vài ngày, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt ra câu hỏi: "Thi tốt nghiệp THPT hằng năm học sinh cả nước đậụ với tỷ lệ 97 - 98%, liệu chúng ta có nên tiếp tục tổ chức thi?".

Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Trần Đức Cảnh, thành viên Hội đồng cho rằng, trong 3 - 5 năm tới, kỳ thi này vẫn cần được tổ chức theo cách thức hiện nay để tránh những thay đổi liên tục. Tuy nhiên, để có sự chuẩn bị tốt nhất và hướng lâu dài về cách thi, cách học, cách đánh giá, kiểm tra năng lực học của học sinh hiệu quả, thì cần có cách mới.

Ông Cảnh nêu ý kiến, sau 5 năm không nên thi tốt nghiệp nữa. Bởi vì, vấn đề thi thế nào để bớt tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc cho học sinh, gia đình và xã hội nhưng mang lại hiệu quả cao là chuyện quan trọng.

Theo đề xuất của ông Cảnh, trong 5 năm tới chương trình học THPT nên chuyển sang hệ tín chỉ, như cách mà các quốc gia trên thế giới đang làm. Với hình thức này, học sinh học môn nào thi mốn nấy, đủ môn (gồm cả môn bắt buộc và tự chọn), tín chỉ và điểm trung bình đủ theo quy định học sinh sẽ được tốt nghiệp.

Ông Cảnh giải thích thêm: "Những ai từng trải nghiệm học và thi theo môn (tín chỉ) thì sẽ thấy nó hiệu quả hơn cách thi THPT như hiện nay. Chẳng hạn, học kỳ môn Lịch sử bậc THPT là 16 tuần. Thầy cô có thể cho học sinh thi 7 - 10 lần theo chương trình môn, các bài kiểm tra ngắn 15 - 20 phút/ lần, giữa kỳ và cuối kỳ, điểm chia theo tỷ lệ của các kỳ thi, ngoài ra có thể có các bài tập, viết và học nhóm..."

Đề xuất chuyển đổi chương trình học THPT sang hình thức tín chỉ, bạn nghĩ sao? ảnh 1 Ảnh minh họa từ Internet.

Theo cách học tín chỉ của các nước đang áp dụng hình thức này thì học sinh, sinh viên bị áp lực học và thi liên tục trong suốt kỳ học, không có chuyện học dồn, thi dồn như cách thi đang áp dụng hiện nay ở Việt Nam. Chính hình thức này khiến học sinh luôn ở tâm thế chủ động trong việc học thay vì thụ động như hiện tại, chỉ chờ tới lúc thi mới bắt đầu học.

Tuy nhiên, để đổi sang hình thức thi này thì chương trình học hiện nay cũng cần thay đổi, cấu trúc lại để đồng bộ. Giáo viên và cách thức giảng dạy cũng cần phải đào tạo lại. Ông Cảnh cho rằng việc này có thể thực hiện được với 5 năm chuẩn bị.

Trong bối cảnh, nếu kết quả tốt nghiệp THPT để xét tuyển cho kỳ thi đại học, thì cần có một cuộc thi cấp quốc gia để lấy điểm nộp đầu vào như kiểu thi SAT hoặc ACT mà Mỹ đang triển khai hiện nay. Thời gian thi của thí sinh từ 3 - 6 giờ, thi bằng máy tính và có thời gian, địa điểm tốt chức linh hoạt. Sau khi có điểm thí sinh nộp vào, các trường đại học có thể kiểm tra chéo học bạ để đối chiếu.

Ngoài ra, để đánh giá tư duy, năng lực, động cơ, đam mê, năng khiếu... của thí sinh, các trường có thể đưa thêm các bài thi hoặc cách thức thi tuyển mà các trường ĐH lớn trên thế giới đang áp dụng hiện nay để tuyển lựa thí sinh phù hợp nhất.

Đề xuất chuyển đổi chương trình học THPT sang hình thức tín chỉ, bạn nghĩ sao? ảnh 4
Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh 2024: Thi thử vào lớp 10, bao nhiêu là đủ và thi vào lúc nào là phù hợp?

Tuyển sinh 2024: Thi thử vào lớp 10, bao nhiêu là đủ và thi vào lúc nào là phù hợp?

HHT - Chỉ còn vài tháng nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 sẽ chính thức diễn ra, kéo theo đó là cuộc “chạy đua” thi thử để kiểm tra và đánh giá năng lực, cũng như rèn luyện áp lực cho thí sinh trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thi thử bao nhiêu là đủ và thi thử vào thời gian nào là phù hợp ?