Điểm chuẩn dự kiến Đại học Bách khoa Hà Nội: Đạt 9 điểm/ môn vẫn có thể trượt!

HHT - Dự báo điểm chuẩn trúng tuyển của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2020 với các tổ hợp truyền thống thấp nhất là 19 điểm, cao nhất có thể lên tới 29 điểm.

Theo đánh giá của các chuyên gia, điểm chuẩn năm nay dự kiến tăng mạnh do tính chất kỳ thi năm nay không giống như kỳ thi THPT quốc gia các năm trước. Đề thi được giảm độ khó, phạm vi kiến thức trong đề thi bị thu hẹp để phù hợp với chương trình được tinh giản do dịch bệnh COVID-19.

Theo thông báo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, mức điểm chuẩn dự kiến của trường này cao hơn nhiều so với năm ngoái. Cụ thể, mức điểm trúng tuyển dự kiến vào các ngành khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (chương trình tiên tiến) của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đều từ 28-29 điểm.

Ngành công nghệ thông tin của trường này cũng có mức điểm chuẩn dự kiến cao ngất ngưởng là 27-28 điểm, ngành kỹ thuật điện tử viễn thông từ 26,5 đến 27,5 điểm. Với ngành kỹ thuật điều khiển - tự động hoá, từ 27,5 đến 28,5 điểm thí sinh mới có cơ hội trúng tuyển.

Điểm chuẩn dự kiến của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2020 cụ thể như sau:

Điểm chuẩn dự kiến Đại học Bách khoa Hà Nội: Đạt 9 điểm/ môn vẫn có thể trượt! ảnh 1
Điểm chuẩn dự kiến Đại học Bách khoa Hà Nội: Đạt 9 điểm/ môn vẫn có thể trượt! ảnh 2
Điểm chuẩn dự kiến Đại học Bách khoa Hà Nội: Đạt 9 điểm/ môn vẫn có thể trượt! ảnh 3

Cách tính điểm xét tuyển như sau:

 - Đối với tổ hợp môn không có môn chính:

ĐX = [(Môn1+Môn2 + Môn3)] + Điểm ưu tiên (KV/ĐT).

- Đối với tổ hợp môn có môn chính:

ĐX = [(Môn 1+ Môn2 + Môn3 +Môn chính) x ¾] + Điểm ưu tiên (KV/ĐT).

Điểm chuẩn dự kiến Đại học Bách khoa Hà Nội: Đạt 9 điểm/ môn vẫn có thể trượt! ảnh 7
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh 2024: Thi thử vào lớp 10, bao nhiêu là đủ và thi vào lúc nào là phù hợp?

Tuyển sinh 2024: Thi thử vào lớp 10, bao nhiêu là đủ và thi vào lúc nào là phù hợp?

HHT - Chỉ còn vài tháng nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 sẽ chính thức diễn ra, kéo theo đó là cuộc “chạy đua” thi thử để kiểm tra và đánh giá năng lực, cũng như rèn luyện áp lực cho thí sinh trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thi thử bao nhiêu là đủ và thi thử vào thời gian nào là phù hợp ?