“Nỗi oan” của giáo dục trực tuyến và bài toán cho giáo viên - học sinh tại Việt Nam
HHT - Năm 2020 đánh dấu sự chuyển mình của học trực tuyến. Bên cạnh những lợi ích "siêu to khổng lồ" trong mùa dịch, phương pháp này vẫn nhận về khá nhiều nghi vấn. Tại hội thảo "Tương lai giáo dục trực tuyến tại Việt Nam" diễn ra tại trường Đại học Hoa Sen (TP.HCM), các diễn giả đã thảo luận vô cùng sôi nổi về chủ đề này.
Nỗi oan của giáo dục trực tuyến
Còn nhớ vào tháng 4/2020, khi trường học đồng loạt đóng cửa vì cách ly và học online bắt đầu được thự hiện, hàng loạt ứng dụng dạy - học trực tuyến nhận review... 1 sao từ học sinh vì tính năng giao bài tập.
Bên cạnh đó, nhiều giáo viên, teen ở các khối lớp đều không khỏi bỡ ngỡ khi chuyển từ học offline sang online. Không ít thầy cô còn khẳng định, phương pháp trực tuyến không hiệu quả trong việc kết nối với học sinh. Nhưng theo anh Nhẫn Đỗ (Giám đốc chiến lược của ClassIn - ứng dụng dạy học trực tuyến với khả năng tương tác cao), hình thức giáo dục trực tuyến đang có một "nỗi oan" cần được "minh oan".

Anh Nhẫn chia sẻ, mỗi nền tảng dạy học trực tuyến sẽ có những quy cách sử dụng riêng và thường những phần mềm "xịn", sẽ khá phức tạp trong bước đầu sử dụng. Chính vì vậy, nhiều trường học, thay vì có những hướng dẫn cụ thể dành cho giáo viên và học sinh thì lại chọn các ứng dụng "mỳ ăn liền". Các nền tảng này thoạt nhìn có thể đơn giản bằng cách cho phép đăng tải miễn phí các bài tập, bài giảng, nhưng sẽ làm giảm khả năng tương tác giữa các thầy cô và teen khiến nhiều bạn ỷ lại, không phát huy được tinh thần học tập.


Tham gia hội thảo lần này còn có sự tham gia của chị Lê Quỳnh Tương (đại diện ClassIn tại Việt Nam). Chị Tương cho biết, những công cụ trực tuyến miễn phí hiện tại phần lớn chỉ để hỗ trợ một người trình bày, ít có không gian để ghi chú. Trong khi đó, việc học cần thảo luận nhóm, làm bài tập. Chính vì thế, hiệu quả của việc tương tác giữa học sinh và thầy cô, bạn bè sẽ bị giảm sút.
Ngoài ra, cách lựa chọn công nghệ của các trường trên thực tế lại đi ngược với quy trình đúng đắn. Thay vì xác định kết quả mong muốn đạt được ở teen, lên kế hoạch phù hợp với mục tiêu đó, rồi từ đó chọn nền tảng ứng với nhu cầu; thì các trường lại tìm hiểu trước về các nền tảng, cân nhắc yếu tố kinh tế, mang bài giảng lên trực tuyến và quan sát xem học sinh nhận được gì.

Cùng chuyên mục

NÓNG: Học sinh Hà Nội chính thức trở lại trường từ ngày thứ Ba tuần tới 2/3

Teen TP.HCM trở lại trường từ thứ Hai 1/3: Không đeo khẩu trang sẽ bị trừ điểm thi đua!

Chỉ vì một lý do từ 20 năm trước, các trường đại học Hàn Quốc giờ đang thiếu sinh viên trầm trọng

Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm 2021: Thi 4 môn nhưng tùy tình hình dịch bệnh

Sinh viên trở lại vào tháng 3, các trường đại học ở TP.HCM chuẩn bị những gì?

Thầy dạy Toán đại học cũng “bó tay” với bài tập của cô con gái học lớp 3, bạn làm được không?

Cách điểm danh online “bá đạo” của giảng viên Đại học Công Đoàn khiến sinh viên “ngã ngửa“
