Ảnh vợ chồng Tổng thống Trump mừng Noel bị cho là ảnh ghép: “Lạ lùng đến phút cuối cùng“?

HHT - Bức ảnh vợ chồng Tổng thống Trump chúc mừng Giáng Sinh 2020 do Phu nhân Melania đăng tải còn chưa kịp nhận nhiều lời khen thì đã bị cư dân mạng “khui” ra rằng, dường như đây là… ảnh ghép, tức là “nhấc” Tổng thống Trump từ một bức ảnh khác để “đặt” vào bức ảnh này.

Đệ nhất Phu nhân Melania Trump đăng bức ảnh bà và Tổng thống Trump chúc mừng Giáng Sinh được vài ngày thì có người nhận ra rằng, dường như bà (hoặc trợ lý của bà) đã tự ghép và tạo nên bức ảnh này, chứ đó không phải là ảnh chụp thật.

Theo lời chú thích của Phu nhân Melania, thì đây là “ảnh chính thức của Giáng Sinh 2020 tại Nhà Trắng”.

Tuy nhiên, chưa được mấy ngày thì những cư dân mạng tinh mắt và hay soi đã bắt đầu đặt câu hỏi về mức độ chân thật của bức ảnh.

Ảnh vợ chồng Tổng thống Trump mừng Noel bị cho là ảnh ghép: “Lạ lùng đến phút cuối cùng“? ảnh 1

Bức ảnh chúc mừng Giáng Sinh 2020 mà Đệ nhất Phu nhân Melania đăng. Ảnh: Melania Trump/ Twitter.

Một người có tài khoản là @FrankVerdero** viết: “Thật là một kiểu photo(shop) đáng yêu. Có phải Tổng thống Trump đã bị “nhấc” ra từ bức ảnh chụp ở Anh năm 2019 không?”. Kèm với đó là bức ảnh vợ chồng Tổng thống Trump chụp với Thái tử Charles.

Trong bức ảnh vào giữa năm 2019, Tổng thống Trump cũng mặc bộ tuxedo y như trong ảnh Giáng Sinh 2020, cũng có dáng đứng và nụ cười y hệt. Cư dân mạng cho rằng, ít nhất thì phần mặt của Tổng thống Trump đã được lấy từ bức ảnh cũ ra để ghép vào ảnh năm nay.

“Họ thậm chí còn làm giả một tấm thiệp mừng Giáng Sinh sao?” - tài khoản @RiteOnAngiePi** thắc mắc.

Ảnh vợ chồng Tổng thống Trump mừng Noel bị cho là ảnh ghép: “Lạ lùng đến phút cuối cùng“? ảnh 2

Cư dân mạng cho rằng phía bà Melania đã cắt hình Tổng thống Trump trong bức ảnh này để đưa vào ảnh Giáng Sinh năm nay. Ảnh: Angie Pike/ Twitter.

Nhiều cư dân mạng khác cũng đồng ý rằng đây là ảnh ghép, vì “trông cứ sai sai”. Tài khoản @brethunte** viết: “Màn cắt-dán kỳ cục nhất mà tôi từng thấy. Cả hai người trông đều như được cắt từ những tấm hình hai chiều và ghép vào vậy”.

Ngoài ra, nhiều cư dân mạng khác cũng chỉ ra những điểm chứng minh rằng đây là ảnh ghép, như: Vợ chồng Tổng thống Trump đứng cách xa tường khoảng 4 mét, nhưng những cái bóng in trên tường trông như thể họ đứng sát tường vậy; mái tóc của Phu nhân Melania trông không tự nhiên; không thấy tay phải của Phu nhân Melania đâu (có thể là bà đặt tay ở lưng Tổng thống Trump, nhưng đó vốn không phải là phong thái của bà).

Ảnh vợ chồng Tổng thống Trump mừng Noel bị cho là ảnh ghép: “Lạ lùng đến phút cuối cùng“? ảnh 3

Một số điểm khiến cư dân mạng cho rằng ảnh mừng Giáng Sinh của vợ chồng Tổng thống Trump là ảnh ghép. Ảnh: Claude Boucher/ Twitter.

Dù sao, cũng vẫn có người nói rằng hình ảnh trông hơi lạ do ánh sáng, chứ đây không phải là ảnh ghép.

Rất khó để kết luận chắc chắn 100% rằng ảnh vợ chồng Tổng thống Trump có phải là ảnh ghép hoàn toàn không. Nhưng nhiều cư dân mạng có cùng nhận xét về bức ảnh được cho Giáng Sinh cuối cùng của Tổng thống Trump ở Nhà Trắng: “Đúng là kiểu của Tổng thống Trump, lạ lùng đến tận phút cuối cùng”.

Một số tờ báo đã liên hệ với đội ngũ của Phu nhân Melania nhưng chưa có phản hồi.

Ảnh vợ chồng Tổng thống Trump mừng Noel bị cho là ảnh ghép: “Lạ lùng đến phút cuối cùng“? ảnh 4
Theo (Theo nhiều nguồn tin)
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?