Apple “bắt tay” Google ra mắt công cụ cảnh báo lây nhiễm COVID-19

HHT - Mới đây, hai "ông lớn" Google và Apple đã hợp tác phát triển công nghệ Cảnh báo lây nhiễm COVID-19 cho phép các ứng dụng được tạo ra bởi các cơ quan y tế cộng đồng hoạt động chính xác và hiệu quả hơn trên cả điện thoại Android và iPhone.

Theo đó, trong vài tuần qua, Apple và Google đã làm việc cùng nhau, liên hệ với các quan chức y tế cộng đồng, các nhà khoa học, các nhóm chuyên gia bảo mật và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới để xin ý kiến cũng như nhận được sự hướng dẫn từ họ.

Apple “bắt tay” Google ra mắt công cụ cảnh báo lây nhiễm COVID-19 ảnh 1
Cụ thể, công nghệ Cảnh báo lây nhiễm COVID-19 này sẽ khả dụng cho các cơ quan y tế công cộng trên cả hai nền tảng iOS và Android. Phía Google Apple cho biết những gì họ đã xây dựng không phải là một ứng dụng, mà là một API (Application Programming Interface - giao diện lập trình ứng dụng) cho phép các cơ quan y tế cộng đồng có thể tích hợp vào các ứng dụng sẵn có của họ được người dân cài đặt. 

Công nghệ này được thiết kế để làm cho các ứng dụng hoạt động hiệu quả hơn. Người dùng có quyền quyết định lựa chọn nhận Cảnh báo lây nhiễm hoặc không; hệ thống không thu thập hoặc sử dụng dữ liệu về vị trí từ thiết bị. Hôm nay, công nghệ này đã được chuyển giao cho các cơ quan y tế cộng đồng trên toàn thế giới.  

Apple “bắt tay” Google ra mắt công cụ cảnh báo lây nhiễm COVID-19 ảnh 2
Theo phát ngôn chung của Apple và Google, một trong những công nghệ hiệu quả giúp được các cơ quan y tế cộng đồng sử dụng trong các dịch bệnh gọi là theo dõi tiếp xúc. Thông qua hướng tiếp cận này, các cơ quan sức khỏe cộng đồng có thể liên hệ, xét nghiệm, điều trị và đưa ra lời khuyên dành cho những người có thể đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Một nhân tố mới của công nghệ theo dõi tiếp xúc là Cảnh báo lây nhiễm: Sử dụng công nghệ kỹ thuật số thông tin cá nhân để cho người dùng biết rằng họ có thể đã phơi nhiễm với virus. Mục đích chính của công nghệ cảnh báo lây nhiễm là đưa ra cảnh báo nhanh chóng, điều này đặc biệt quan trọng giúp làm chậm sự lây lan với một loại virus có khả năng lây nhiễm không có triệu chứng.
Bộ API nêu trên hiện chỉ được cung cấp cho các tổ chức y tế của chính phủ, không cung cấp rộng rãi cho các đối tượng khác.
Apple “bắt tay” Google ra mắt công cụ cảnh báo lây nhiễm COVID-19 ảnh 3
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?