Bệnh nhân COVID-19 dễ bị suy thận: Do hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh hay do chính máy thở?

HHT - Những dữ liệu mới nhất cho thấy, COVID-19 gây suy thận hoặc để lại các hậu quả lâu dài ở thận. Điều này có thể phần nào lý giải tại sao các bệnh nhân có tiền sử bệnh thận lại bị nặng hơn khi mắc thêm COVID-19.

Có đến một nửa số bệnh nhân COVID-19 nặng đã bị suy thận tới mức phải được thẩm tách máu ở mức độ nào đó (thẩm tách máu là một quá trình trong chạy thận nhân tạo). Đây là báo cáo của Đội Phản ứng COVID-19, thuộc Hội Thận học Hoa Kỳ.

Vài tháng trước, các bác sĩ ở New York đã để ý thấy rằng, nhiều bệnh nhân COVID-19 gặp các vấn đề về thận. Giờ thì điều này trở nên rất rõ ràng, ở khắp cả nước Mỹ và nhiều nước khác chứ không chỉ ở New York nữa. Hậu quả là sẽ có rất nhiều người phải điều trị bệnh thận lâu dài, kể cả khi đại dịch đã kết thúc.

Trang CNBC cho biết: “Thật đáng ngạc nhiên, trong số những bệnh nhân (COVID-19) có bị tổn thương thận cấp tính ở mức độ nào đó, thì 82% không hề có tiền sử bệnh thận. Chỉ 18% là có bệnh thận từ trước thôi. Hơn 1/3 số bệnh nhân khỏi bệnh đã không phục hồi được chức năng thận như trước khi nhiễm virus”.

Bệnh nhân COVID-19 dễ bị suy thận: Do hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh hay do chính máy thở? ảnh 1

Một nhân viên y tế chuẩn bị máy thẩm tách để dùng cho bệnh nhân COVID-19 ở Pháp. Ảnh: Daniel Cole/AP.

Điều này cũng có thể phần nào giải thích lý do mà những bệnh nhân COVID-19 với nhiều bệnh nền liên quan đến thận (suy thận, tiểu đường) lại khó qua khỏi. Rất có thể SARS-CoV-2 gây những ảnh hưởng nặng nề đến thận, dù vẫn chưa có lời lý giải chính xác rằng con virus này hủy hoại thận như thế nào.

Chỉ có một số bằng chứng cho thấy, COVID-19 có thể kích hoạt một “cơn bão cytokine”, khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức, làm tổn thương thận và các cơ quan quan trọng khác. Cũng có trường hợp máy thở có thể gây tác dụng phụ là giới hạn máu đến thận. Nên trong khi máy thở giúp bệnh nhân sống sót trước các đợt tấn công của virus ở đường hô hấp, thì nó lại có khả năng làm hại thận của bệnh nhân.

Bệnh nhân COVID-19 dễ bị suy thận: Do hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh hay do chính máy thở? ảnh 2

Bệnh nhân được lọc máu ở Bệnh viện Mount Sinai (New York, Mỹ). Ảnh: Mount Sinai.

Những dữ liệu mới này khiến các chuyên gia y tế lo ngại, bởi rất có thể lại nảy sinh một vấn đề cấp thiết mới. Tiến sĩ Steven Coca, chuyên khoa Thận ở Hệ thống Y tế Mount Sinai, nói: “Đại dịch tiếp theo sẽ là bệnh thận mãn tính ở những người đã khỏi COVID-19, ít ra là tại Mỹ. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, chúng tôi đã nhìn thấy tỷ lệ bệnh nhân suy thận cao nhất từ xưa đến nay”.

Bệnh nhân COVID-19 dễ bị suy thận: Do hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh hay do chính máy thở? ảnh 3
MỚI - NÓNG
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
Dịp lễ 30/4 - 1/5, Hà Nội có nóng lên tới 41 độ C như ứng dụng thời tiết dự báo?
HHT - Nắng nóng sẽ diễn ra tại hầu hết các địa phương trên cả nước trong dịp nghỉ lễ, nếu có kế hoạch du lịch, vui chơi ngoài trời cần chú ý bảo vệ sức khỏe, tăng cường chống nắng tránh nguy cơ say nóng, đột quỵ. Thế nhưng liệu Hà Nội có nóng tới tận 41 độ C như dự báo của các ứng dụng thời tiết?

Có thể bạn quan tâm

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

Bầu trời Dubai bỗng chuyển màu xanh lá cây giữa mưa bão lịch sử, là hiện tượng gì?

HHT - Trong lúc mưa bão chưa từng có tiền lệ đang diễn ra, bầu trời ở thành phố Dubai (UAE) bỗng nhiên chuyển thành màu xanh lá cây và không khí dường như có một lớp bụi. Hình ảnh này khiến nhiều người sợ hãi, cho rằng trông giống như trong các bộ phim về thảm họa thiên nhiên. Vậy hiện tượng này được giải thích thế nào?
Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

Vì sao độ ẩm cao gây cảm giác nóng hơn vào mùa Hè và lạnh hơn vào mùa Đông?

HHT - Thời tiết miền Bắc đang nóng và ẩm, chính độ ẩm cao lại khiến nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời cao hơn nhiệt độ không khí, tức là con người cảm thấy nóng hơn. Nhưng vào mùa Đông, độ ẩm cao ở miền Bắc lại gây cảm giác lạnh hơn. Tại sao cùng là độ ẩm cao mà lại tạo những hiệu ứng trái ngược như vậy?